Published in: Hợp Trí 20 Năm
Create date: Jul 31, 2023

20 NĂM CÙNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT GIÚP NÔNG DÂN TRỒNG LÚA ĐẠT MỤC TIÊU 3 GIẢM – 3 TĂNG

Ngay những ngày đầu thành lập khi tận mắt chứng kiến cuộc sống vất vả và thiếu thốn của người nông dân Việt Nam, lãnh đạo và toàn thể công nhân viên Hợp Trí nhận ra rằng, chi phí sản xuất cao cộng với giá bán nông sản thấp là nguyên nhân chính dẫn đến thu nhập, nhất là nông dân trồng lúa. Mỗi vụ mùa 4- 6 tháng đi qua, với diện tích bình quân 0,8 ha/ hộ, thu nhập bình quân của nông dân thuần lúa không tới 5 triệu đồng/ vụ, chưa kể những năm thất mùa, lỗ lã. Số tiền này không thể nào đủ trang trải cho cuộc sống của một gia đình bình quân 4 nhân khẩu.

Hoàn cảnh của người nông dân cũng là nỗi trăn trở đã tạo động lực và quyết tâm cho Ban Lãnh Đạo công ty – mà phần đông là giảng viên, nguyên giảng viên của Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đưa ra phương châm Vì Nông Nghiệp Bền Vững và theo đuổi mục tiêu giúp nông dân giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập để cải thiện cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Với tâm huyết, tình cảm và mong muốn cung cấp cho người trồng lúa trong cả nước những kiến thức và điều kiện để tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống gia đình, trong suốt 20 năm qua Ban lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lãnh vực nông nghiệp của công ty Hợp Trí đã nghiên cứu và ứng dụng quy trình kỹ thuật thâm canh lúa trên diện rộng ở tất cả các tỉnh ĐBSCL đến Miền Đông, Miền Trung và một số địa phương ở miền Bắc.

image1 image2

Biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng giúp cây lúa khỏe, phòng ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ, tăng đề kháng với sâu bệnh hại
– Một phần trong quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí được chia sẻ từ những ngày đầu công ty thành lập.

Sau những thành công bước đầu với các biện pháp kỹ thuật đơn lẻ, suốt 20 năm tiếp theo công ty Hợp Trí đã phối hợp với nhiều viện trường, trung tâm khuyến nông, chi cục BVTV, nhất là Trung tâm BVTV phía Nam tiến hành nghiên cứu và chuyển giao cho hàng triệu nông dân Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí. Cốt lõi của quy trình là sử dụng các dinh dưỡng, thuốc BVTV thân thiện môi trường, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam, đồng thời thay đổi tập quán cố hữu như sạ dày, bón phân đạm nhiều, phòng trừ dịch hại thụ động chuyển sang sạ thưa vừa phải, bón phân cân đối, phòng trừ dịch hại chủ động (phòng trừ dịch hại tổng hợp) để giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá bán nông sản, tăng thu nhập, bảo vệ môi trường, cải thiện cuộc sống…

image3 image4

Chuyển giao kỹ thuật tại hội thảo đánh giá lúa giống tại Sóc Trăng năm 2004
(Có sự tham gia của vị cha đẻ giống lúa ST – ông Hồ Quang Cua - ảnh trái người đứng giữa, ảnh ngồi người thứ 3)

Vào năm 2007, thời điểm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá bộc phát gây thiệt hại nặng nề ở ĐBSCL, tổ chức lương nông quốc tế FAO và Trung tâm BVTV phía Nam đã tin tưởng giao công ty Hợp Trí tiên phong xây dựng 7 mô hình thí điểm gieo sạ đồng loạt, giảm giống, giảm phân hóa học thay bằng phân bón sinh học và trung vi lượng tăng đề kháng giúp nông dân giảm thuốc BVTV nhưng tránh được bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá gây hại. Và từ đó, Hợp Trí cũng là đơn vị đề xướng và tích cực chuyển giao mô hình canh tác xuống giống đồng loạt trên diện tích lớn mà hiện tại chúng ta hay gọi là “cánh đồng lớn” nhằm đảm bảo chất lượng nông sản đồng nhất, an toàn và tăng hiệu quả sản xuất cho người nông dân.

Mô hình sau này và hiện nay được rất đông bà con nông dân khắp các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ đón nhận và đánh giá rất cao về tính hiệu quả.

image5

Chuyến đi thăm điểm trình diễn trên lúa kiểm tra mức độ tăng chịu phèn
theo quy trình Hợp Trí tại Bình Thuận năm 2007

image6 image7

Chuyển giao kỹ thuật tại tỉnh Hà Nam năm 2009

image8 image9

Xây dựng và chuyển giao quy trình kỹ thuật thâm canh lúa cho nông dân Sóc Trăng năm 2010

Tại cánh đồng thuộc huyện Tuy Phước, Bình Định, vào lúc cao điểm, Hợp Trí đã huy động được hơn 3000 hộ tham gia với diện tích 1000 ha. Dự án triển khai đạt thành công nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển giao kỹ thuật. Tuy nhiên với những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm phục vụ nông dân & ngành nông nghiệp nước nhà, quy trình Hợp Trí đã được hàng triệu bà con tin tưởng áp dụng và được nhiều cơ quan ban ngành vinh danh.

image10 image11
image12 image13

Triển khai cánh đồng lớn tại Bình Định & bằng khen cho nỗ lực của Hợp Trí vào năm 2013

image14

Năm 2012, Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang ghi nhận những nỗ lực của Hợp Trí đối với quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

Sau các nghiên cứu và không ngừng cải tiến qua nhiều mùa vụ, nhiều vùng đất khác nhau, QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY LÚA HỢP TRÍ đã được hoàn thiện có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật, kinh tế, môi trường và đã được Cục Trồng Trọt – Bộ NN&PTNT ra quyết định công nhận là TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT cấp quốc gia theo quyết định số 434/QĐ-TT-CLT.

image15 image16
Đại diện Hợp Trí báo cáo đề tài nghiên cứu ứng dụng
“Canh tác lúa theo quy trình cải tiến của Hợp Trí”
Ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng Trọt
- Bộ Nông nghiệp & PTNT 
đánh giá đề tài nghiên cứu ứng dụng của Hợp Trí
image17 image18
TS Nguyễn Đăng Nghĩa – GĐ Trung tâm nghiên cứu tư vấn nông nghiệp nhiệt đới đánh giá đề tài nghiên cứu ứng dụng của Hợp Trí TS Hồ Văn Chiến – Nguyên Giám đốc TTBVTV Phía Nam đánh giá đề tài nghiên cứu ứng dụng của Hợp Trí.

 

image19 image20

Lớp tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí cho đội ngũ kế thừa tại công ty

Năm 2015-2016, thời điểm mặn xâm nhập gây ảnh hưởng nặng nề tại ĐBSCL, Hợp Trí đã nhanh chóng chuyển giao quy trình kỹ thuật, đã triển khai 463 điểm giải độc mặn, 81 điểm phòng chống hạn mặn giúp bảo vệ năng suất & chất lượng nông sản, đặc biệt giúp bà con giảm chi phí thuốc BVTV, tăng năng suất và tăng lợi nhuận. . Quy trình “Phòng chống Hạn – Mặn Hợp Trí” đã được Viện nghiên cứu & phát triển ĐBSCL khuyến cáo nông dân áp dụng.

image21

Hướng dẫn nông dân giải pháp phòng chống mặn phèn vào năm 2016

Qua nhiều năm thực hiện và tổng hợp kết quả từ trên 5.000 ha sản xuất lúa áp dụng QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA. Quy trình Hợp Trí được Bộ NN&PTNT công nhận Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật mang lại nhiều lợi ích:

  1. Giảm lượng giống gieo sạ: Từ trung bình 170,5 kg/ha giảm còn 121 kg/ha và giảm được 49,5 kg/ha/vụ.
  2. Giảm phân bón:với diện tích thực nghiệm trên 5.000 ha qua các mùa vụ và các vùng đất khác nhau, nông dân áp dụng quy trình lúa Hợp Trí đã giảm khoảng 65 kg urê, 75 kg super lân và 10 kg clorua kali/ha/vụ.
  3. Giảm số lần phun thuốc:số lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khi áp dụng quy trình Hợp Trí đã giảm được trung bình 3,3 lần/vụ.
  4. Tăng năng suất: theo kết quả tổng hợp từ trên 5.000 ha áp dụng quy trình Hợp Trí từ năm 2007 đến 2013 thì khi áp dụng quy trình năng suất bình quân tăng được 440 kg/ha (tương đương 6 – 8%). Giả thuyết, nếu toàn bộ diện tích trồng lúa trong cả nước áp dụng quy trình lúa Hợp Trí thì sản lượng lúa mỗi năm sẽ tăng thêm khoảng 3,4 triệu tấn.
  5. Tăng chất lượng: Theo phân tích, độ rạn gãy lúa nguyên liệu có áp dụng quy trình là 5,4%, trong khi lúa không áp dụng quy trình là 9,8%. Sau khi đưa qua các công đoạn sấy tầng sôi sau đó để mát tự nhiên thì độ rạn gãy của lúa có áp dụng quy trình là 13,13% trong khi lúa không áp dụng quy trình là 21% (chênh lệch 7,87%)
  6. Tăng lợi nhuận:do giá thành sản xuất lúa khi áp dụng quy trình Hợp Trí giảm trung bình từ 300 đến 500 đồng/kg và năng suất tăng nên lợi nhuận bình quân tăng từ 3.123.000 đến 4.244.000 đồng/hatùy theo thời điểm.
  7. Bảo vệ môi trường:nông dân áp dụng quy trình đã thay đổi được nhận thức từ việc chỉ bón thuần phân hóa học đa lượng (NPK) sang bón bổ sung trung vi lượng và hữu cơ sinh học đưa đến giảm lượng thuốc BVTV góp phần bảo vệ môi trường và nền nông nghiệp bền vững.

Từ lợi ích của hoạt động chuyển giao kỹ thuật, Hợp Trí với đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm sẽ tiếp tục chia sẻ quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí nói riêng cùng với nhiều quy trình chuyên biệt trên nhiều loại cây trồng đến rộng rãi bà con ở các vùng trồng trên toàn quốc, giúp bà con có cơ hội tiếp cận với tiến bộ khoa học để phát triển kinh tế gia đình, mang lại cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.