Do biến đổi khí hậu, tình hình hạn mặn ngày càng trở nên gay gắt làm cho nhiều vườn cây ăn trái bị thiệt hại nặng. Nếu không có quy trình phòng chống hạn mặn phù hợp, cây sẽ bị vàng lá, cháy chóp lá, rụng lá, rụng hoa, rụng trái dẫn đến suy kiệt và chết.
Bộ lá sầu riêng rất quan trọng được xem là “Bộ Máy” quyết định sinh trưởng, năng suất, chất lượng trái sầu riêng, thông thường một đợt đọt kéo dài từ 45 - 55 ngày. Vì Vậy, hiện tượng cháy lá trên sầu riêng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng đặc biệt là giai đoạn mang trái làm giảm năng suất và chất lượng trái.
Sầu riêng sau khi thu hoạch thường cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, không đủ sức nuôi trái ở mùa sau. Lúc này bà con cần bón phân để phục hồi, nhưng quan trọng là phải bón cân đối dinh dưỡng đa, trung, vi lượng, trong đó không thể thiếu những chất quan trọng là đồng (Cu) và kẽm (Zn).
Ngành sản xuất sầu riêng Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức rất lớn: kim ngạch xuất khẩu năm 2023 tăng hơn 10 lần so với 2 năm trước đó, từ khoảng 148 triệu USD tăng lên hơn 1,5 tỷ USD/năm và dự kiến còn tiếp tục tăng trong những năm tới; tuy nhiên vấn đề sâu bệnh, biến đổi khí hậu, kinh nghiệm quản lý phòng trừ dịch hại còn hạn chế đang đe ...
Để chuẩn bị tốt cho vụ mùa tiếp theo, việc chăm sóc cơi tược sầu riêng rất quan trọng. Nếu cơi tược nhỏ, lá nhỏ và mỏng, lực cây yếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc ra hoa đậu trái sau này.
Bệnh nứt thân – chảy nhựa là một trong những bệnh quan trọng và phổ biến nhất trên cây sầu riêng. Bệnh gây hại làm cây chảy nhựa, vỏ bị thối, nứt nẻ, mạch dẫn bên trong thân bị hóa nâu đen dẫn đến cây mất nước, mất dinh dưỡng và chết.
Sầu riêng là một trong những loại trái cây mang lại giá trị kinh tế rất cao và ổn định trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc hồi năm ngoái. Chỉ trong tháng 10 năm 2022 giá trị xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt gần 50 triệu USD, tăng hơn 400 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên khi xuất khẩu, sầu riêng ...
Để phòng bệnh vàng lá thối rễ, bà con sử dụng thuốc trừ nấm khuẩn Eddy 72WP + phân hữu cơ sinh học Hợp Trí Super Humic (500g + 500g/ 200 lít), tưới 2-3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Tùy vào độ lớn của tán cây mà tưới từ 5 -20 lít nước thuốc/cây. Tưới xung quanh vùng rễ cây và trước khi tưới nên xới nhẹ đất để thuốc thấm đều