Thành phần axit humic đậm đặc 70%
Humic là loại axit hữu cơ có cấu tạo phức tạp bởi nhiều thành phần hóa học, màu nâu đen, chứa khoảng 50% cacbon, 40% oxy, 5% hydro, 3% nitơ còn lại là lân, lưu huỳnh và các nguyên tố khác.
Axit humic cấu tạo chủ yếu bởi các vòng cacbon thơm có gắn các nhóm cacboxyl, quinon, methoxyl…Hoạt tính sinh học phụ thuộc vào hàm lượng của các nhóm chức và khả năng trao đổi ion của chúng.
Axit humic là một thành phần chính của các chất humic, đó là những hợp chất hữu cơ quan trọng của đất (đất mùn), than bùn, than đá, nhiều suối miền núi, hồ bị loạn dưỡng và nước biển.
Nó được tạo ra bởi sự phân hủy các chất hữu cơ sinh học chết. Trong tự nhiên xác bã thực vật được vi sinh vật phân hủy tạo thành mùn, một nhân tố quan trọng tạo nên độ phì nhiêu của đất.
Mùn là chất hữu cơ phức tạp chứa nhiều axit như: axit humic, axit fulvic, axit fugavic…, gọi chung là axit mùn. Trong đó axit humic chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
Hợp Trí Super Humic là sản phẩm chưa 70% axit humic đậm đặc chiết xuất từ mỏ địa chất Leonardite 70 triệu năm tuổi
Tác dụng của axit humic với cây trồng
Dinh dưỡng hữu cơ sinh học, đặc biệt là axit humic có vai trò quan trọng với đất và cây. Chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất, tạo ra sự thông thoáng, giúp rễ phát triển mạnh.
Axit humic giúp cải thiện độ màu mỡ của đất, là chất đệm để kìm hãm, ngăn chặn hoạt động của các chất độc có trong đất và nước.
Axit Humic sẽ lưu giữ các khoáng chất đa, trung vi lượng từ các loại phân bón và cung cấp dần cho cây, nên hạn chế hiện tượng thất thoát, giảm chi phí đầu tư, đồng thời năng suất và chất lượng của nông sản vẫn được đảm bảo.
Hợp Trí Super Humic đã trở thành một sản phẩm quan trọng không thể thiếu trong qui trình chăm sóc cây trồng, trước điều kiện thời tiết tiết bất thường và đất đai cằn cỗi kiệt quệ sau hàng chục năm khai thác và do thói quen canh tác chỉ chú trọng bón phân vô cơ dẫn đến tình trạng đất bạc màu và dễ bị ngộ độc.
Điểm khác nhau giữa axit humic trong sản phẩm Hợp Trí Super Humic với các sản phẩm khác
Hiện nay, axit humic được chiết xuất từ 2 nguồn chính: phổ biến nhất là từ than bùn và quý hiếm nhất từ mỏ địa chất Leonardite.
Than bùn là loại phân hữu cơ tự nhiên chứa hàm lượng mùn và axit humic cao, trung bình 40 – 50%, axit humic 20 – 30% và nhiều chất dinh dưỡng khác.
Ở nước ta đã phát hiện và thăm dò nhiều mỏ than bùn rải rác ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An... với trữ lượng khoảng 500 triệu m3. Than bùn là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu để sản xuất chất hữu cơ và axit humic hiện nay.
Axit Humic được chiết xuất từ than bùn có niên đại chỉ khoảng 3000 – 4000 năm trở lại nên hàm lượng Axit Humic thấp (dưới 70%), hiệu quả sinh học thấp và khả năng tăng năng suất cây trồng không cao.
Mỏ Leonardite được hình thành ở kỷ nguyên băng hà cách đây rất lâu, xác sinh thực vật bị vùi chôn sâu dưới lòng đất phủ đầy băng tuyết tạo nên mỏ ngày nay.
Axit Humic được chiết xuất từ mỏ địa chất Leonardite có niên đại hàng trăm triệu năm tuổi nên có hàm lượng Axit Humic đậm đặc (70%), tan nhanh, hiệu quả sinh học cao, giúp cây trồng phát triển vượt trội. Hiệu quả cao hơn hẳn so với Axit Humic từ nguồn than bùn. Hiện nay, trên thế giới chỉ có một số công ty sở hữu nguồn mỏ này.
Hợp Trí Super Humic chứa axit humic 70% đậm đặc chiết xuất từ mỏ địa chất Leonardite 70 triệu năm tuổi – nguồn nguyên liệu quý hiếm tạo nên sản phẩm ưu việt và rất quan trọng dành cho cây trồng, giúp mang lại vụ mùa bội thu cho bà con nông dân.