1. Điều kiện phát triển
Rầy xanh thường xuất hiện ở những nơi khuất gió, ít sáng. Nhiệt độ thích hợp của rầy xanh từ 23- 27oC. Trên ruộng đậu bắp ít được chăm sóc, có nhiều cỏ dại dễ bị rầy xanh tàn phá nhiều. Khi thời tiết bắt đầu giao mùa thì rầy xanh sẽ sinh trưởng và gây hại mạnh. Trên cây đậu bắp, giai đoạn cây còn non thường bị hại nặng hơn. Nếu thời tiết khắc nghiệt như có mưa to kéo dài hay khô hạn lâu ngày sẽ làm giảm sự phát triển của rầy xanh.
2. Vòng đời
Rầy xanh thuộc loại biến thái không hoàn toàn trong quá trình phát triển. Vòng đời của Rầy xanh gồm ba giai đoạn (Hình 1):
- Trứng kéo dài từ 6 - 9 ngày
- Rầy non gồm năm độ tuổi kéo dài từ 16 - 18 ngày
- Trưởng thành kéo dài từ 2 – 3 tuần
Rầy non và rầy trưởng thành đều gây hại bằng việc chích hút nhựa cây, tuy nhiên rầy bắt đầu gây hại mạnh ở độ tuổi 3.
Hình 1. Vòng đời của Rầy xanh
(Alangar & Govind, 2020)
3. Tập tính gây hại
- Rầy xanh sợ ánh sáng trực xạ nên thường tập trung hút dịch tế bào ở gân lá chủ yếu mặt dưới của lá non và chồi ngọn, để lại những lỗ nhỏ li ti màu nâu sẫm làm lá xoắn lại, lốm đốm vàng. Khi đậu bắp bị rầy xanh phá hoại nặng thì lá chuyển màu vàng, nhỏ, khô cháy, hoa nhỏ, trái ít và nhỏ
- Nơi vết chích, hệ thống mạch dẫn của gân lá bị tổn thương, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận của cây, khiến lá có thể héo rũ, cây bị quăn queo (Hình 2).
- Cây bị hại chậm tăng trưởng và phát triển, còi cọc dẫn đến thiệt hại nặng đến năng suất. Ngoài ra rầy xanh còn là môi giới truyền một số bệnh do virus.
Hình 2. Rầy xanh gây hại đậu bắp
4. Biện pháp phòng trừ
4.1 Biện pháp canh tác
- Chọn giống bắp F1 kháng rầy, mật độ trồng thưa hợp lý
- Vệ sinh ruộng sạch sẽ, dọn dẹp cỏ dại và cắt bỏ những lá có rầy nhiều đem đi tiêu hủy để hạn chế lây lan.
- Bón phân cân đối hợp lý, trộn phân chuồng và NPK với Hợp Trí Super Humic 1kg/1000 m2 (10kg/ha) bón lót trước khi trồng và bón thúc giúp cho rễ phát triển mạnh, nhiều rễ tơ, cây sinh trưởng khỏe.
- Vào thời điểm 15 - 30 sau trồng nên phun Hợp Trí CaSi với liều lượng 40 ml/25 lít để cung cấp 2 nguyên tố trung lượng rất quan trọng cho cây đậu bắp là canxi, silic giúp bộ lá đứng, dày cứng, hạn chế rầy gây hại.
4.2 Biện pháp hóa học
Thăm vườn thường xuyên, khi thấy rầy xuất hiện cần phải phòng trị. Để tăng hiệu quả phòng trị, bà con nên phun sớm bằng hỗn hợp Carbosan 25EC + Thiamax 25WG (75 ml + 2,5g/ 25 lít).
Carbosan 25EC: hàm lượng Carbosulfan cao đến 25%. Phổ trừ rộng, trừ được côn trùng miệng nhai/ chích hút nằm sâu trong cây.
Thiamax 25WG: Thành phần độc đáo Thiamethoxam. Có tác dụng tiếp xúc, vị độc, lưu dẫn bên trong cây rất mạnh. Đặc trị hầu hết côn trùng chích hút, trong đó có rầy xanh.
Trước xử lý
Sau 3 ngày xử lý: hiệu quả rõ rệt, rầy còn rất ít
Sau 7 ngày xử lý: rầy chết rớt hết, không thấy rầy mới xuất hiện
Hình 3. Hiệu quả sử dụng Carbosan 25EC + Thiamax 25WG kiểm soát tốt Rầy xanh trên đậu bắp, không tái xuất hiện sau khi xử lý tại Tân Hòa, Lai Vung, Đồng Tháp)
ThS. Lê văn Thành
Phòng NC&PTSP