Hiểu được mối nguy hại đó, Công ty Hợp Trí phối hợp với Đài Truyền Hình Hậu Giang thực hiện chương trình tọa đàm “CÙNG STORM DIỆT CHUỘT GÂY HẠI TRANG TRẠI GIA CẦM” vào ngày 17/5 vừa qua. Trong chương trình, chuyên gia khách mời đã tư vấn và hướng dẫn cho chủ trang trại về giải pháp diệt chuột hiệu quả nhất.
Các bệnh gia cầm thường gặp do chuột gây ra
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Dương Nguyên Khang – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao Khoa học kĩ thuật – Đại học Nông Lâm TP. THCM, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây bệnh trên gia cầm, phân thành 2 nhóm bệnh khác nhau:
- Bệnh truyền nhiễm virus, vi trùng, ký sinh trùng.
- Bệnh không truyền nhiễm: gây ra từ nguồn dinh dưỡng. Cụ thể, thức ăn nhiễm độc tố, nhiễm bẩn có thể gây nên các bệnh truyền nhiễm gián tiếp. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh ở gia cầm rất cần chú ý đến nguồn thức ăn.
Chuột tuy không là vật chủ trung gian của các loại bênh, nhưng có thể mang mầm bệnh từ chuồng trại bị nhiễm bệnh sang chuồng trại chưa nhiễm bệnh bằng việc ăn trộm thức ăn cho gia cầm, và làm bẩn nguồn thức ăn này.
Thống kê có đến 45 bệnh có thể lây truyền từ nơi này qua nơi khác qua các cơ chế nhiễm bẩn thức ăn như vậy. Điển hình là dịch tả vịt đang bùng phát trong mùa mưa.
Công tác diệt chuột tại trại gia cầm tưởng dễ nhưng không hề dễ. Các loại bẫy chuột bằng việc trộn thuốc với thức ăn có thể ảnh hưởng đến gia cầm nuôi khi ăn nhầm. Ngoài ra, chủ trang trại còn phải thường xuyên thay mồi mới, tránh mồi cũ bị ôi thiu gây mùi và nhiễm khuẩn cho cả chuồng trại.
Giải pháp diệt chuột hiệu quả cho trang trại gia cầm
Để diệt chuột hiệu quả tại trang trại gia cầm, kỹ sư Nguyễn Ngọc Chiểu đã hướng dẫn bà con sử dụng thuốc diệt chuột Storm, với nhiều lợi điểm như sau:
- Không cần trộn thêm mồi: Storm đã được trộn sẵn lúa mì tươi thơm ngon từ nước Anh với công nghệ ép nguội giữ nguyên hương vị, là mồi ngon cho chuột.
- Diệt chuột ngay trong lần ăn bả đầu tiên: hoạt chất chống đông máu thế hệ mới flocoumafen có trong Storm với liều gây độc cực thấp, chỉ 1.25g/250g chuột, chuột chỉ cầm gặm 1 góc viên Storm là đã đủ liều gây chết. Chuột sẽ chết từ 3 – 5 ngày sau khi ăn phải Storm.
- Cách sử dụng tại trang trại chăn nuôi như sau:
- Cho thuốc vào bọc ni lông (hoặc túi ni lông tự hủy) mỗi túi 1 – 2 viên hoặc đặt thuốc giữa 2 lớp trấu vào mùa mưa để tránh ẩm thấp.
- Lượng đặt: Cách 5 – 10m đặt 1 túi, nơi có hang chuột, dọc đường chuột chạy, góc tường chuồng trại nơi chuột xâm nhập.
Thuốc Storm có diệt được chuột nhắt không, vì chuột nhỏ mà viên thuốc to?
Viên Storm nặng khoảng 4g, viền mỏng xung quanh kích thích chuột gặm bởi thói quen tinh ranh của chuột là luôn thử mồi, nhấm nháp một ít, nếu không thấy nguy hiểm mới ăn tiếp. Do đó, rìa của viên Storm là nơi chuột thử mồi.
Chuột chỉ cần thử 1 góc, đối với chuột nhắt chưa cần 1g, chưa đủ ¼ viên Storm là đã đủ liều độc gây chết trong vòng từ 3 đến 5 ngày sau. Với góc viên Storm còn lại, các con chuột khác lại tiếp tục đến ăn do không có báo động từ chuột đã nhiễm thuốc. Vì vậy, một viên thuốc Storm có thể diệt được một hoặc nhiều con chuột.
Cơ chế gây độc của Storm?
Storm là thuốc diệt chuột ngay trong lần ăn bả đầu tiên, chuột ăn 1 liều đã đủ lượng gây chết, không cần chủ trại phải nhử chuột ăn thuốc lần 2 lần 3.
Hoạt chất chính của Storm là Flocoumafen có tác dụng gây xuất huyết nội tạng. Chuột ăn Storm bị xuất huyết, thiếu máu và dẫn đến tử vong trong vài ngày sau. Với chuột ăn lượng nhiều thì 3 đến 4 ngày là chết. Nếu chuột ăn lượng ít, hoặc chuột trọng lượng lớn, thì kéo dài từ 5 đến 7 ngày.
Chuột ăn thuốc lờ đờ mệt mỏi rút vào hang, không tiếp tục cắn phá và không gây ô nhiễm môi trường.
Thuốc diệt chuột Storm có gây hại cho vật nuôi và người không?
Storm là thuốc thuộc nhóm an toàn nhất trên thị trường. Với cơ chế gây xuất huyết nội tạng và chết từ từ sau vài ngày, thuốc diệt chuột Storm không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến người và vật nuôi khác. Thực tiễn thử nghiệm cho thấy, gia cầm và kể cả gia súc không bị hấp dẫn bởi Storm. Một trong những lý do là cấu tạo viên Storm rất cứng, vật nuôi, nhất là gia cầm, không ăn được.
Ngoài ra, với trọng lượng lớn của vật nuôi và người, cộng với cơ chế tác động phải mất nhiều ngày, hoàn toàn có thể cấp cứu, giải độc và điều trị triệu chứng xuất huyết bằng cách tiêm Vitamin K1.
Để hạn chế vật nuôi tiếp xúc thuốc diệt chuột Storm, khi đặt thuốc cần đặt trong các góc kẹt, nơi chuột hay lui tới nhưng gia cầm và gia súc trong chuồng ít tiếp xúc nhất.
Vì sao mùa mưa chuột cắn phá và di chuyển nhiều hơn?
Mùa mưa là mùa khan hiếm thức ăn, chuột phải di chuyển nhiều nơi để tìm thức ăn. Bên cạnh đó, chuột sinh sản liên tục mà vào mùa mưa nước ngập khắp nơi, chuột không có chỗ đẻ nên cũng chúng di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau, dẫn đến lan rộng phạm vi chuột hại trong cộng đồng.
Cách đặt thuốc Storm ở chuồng trại vào mùa mưa
Chủ trại thường đặt thuốc từ buổi chiều để nhử chuột đến ăn vào ban đêm. Mùa mưa, cách đặt thuốc Storm đảm bảo thuốc không bị ướt, giảm tác dụng khá đơn giản, đó là đặt thuốc giữa 2 lớp trấu:
Bước 1: rải 1 lớp trấu lên nền
Bước 2: cắt túi Storm, nặn viên thuốc ra
Bước 3: phủ lên 1 lớp trấu
Mời bà con cùng xem tọa đàm và khám phá nhiều câu hỏi thú vị khác nữa.
Ngoài ra, quý bà con có thêm các thắc mắc khác về các giải pháp diệt chuột hiệu quả và cách sử dụng thuốc diệt chuột Storm, hãy gọi hotline miễn phí 18006648 để được tư vấn trực tiếp. Hiện tại, thuốc diệt chuột Storm có thể tìm mua dễ dàng ở các cửa hàng Bảo vệ thực vật và Vật tư nông nghiệp trên toàn quốc.
Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả cao!