Xét về mức độ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng thì bệnh héo xanh gây thiệt hại nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các loại bệnh hại khác vì bệnh diễn tiến rất nhanh, một khi cây đã bị bệnh héo xanh thì năng suất gần như mất trắng.
Đối với loại bệnh hại nghiêm trọng này, bà con nông dân còn khá mơ hồ trong việc xác định tác nhân gây bệnh cũng như biện pháp phòng ngừa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con có thêm kiến thức để quản lý bệnh héo xanh một cách hiệu quả hơn.
1. TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN
Tác nhân: vi khuẩn Ralstonia solanacearum (tên gọi khác: Pseudomonas solanacearum).
Triệu chứng biểu hiện:
Vi khuẩn xâm nhiễm giai đoạn cây còn nhỏ làm toàn bộ lá héo rũ một cách nhanh chóng và đột ngột, cây héo trong khi lá vẫn còn xanh.
Trên cây đã lớn, triệu chứng héo rũ thường biểu hiện trên một hoặc vài cành, sau từ 2 - 5 ngày, triệu chứng héo biểu hiện trên toàn bộ cây. Khi cắt ngang một đoạn thân hoặc cành sẽ thấy mạch dẫn (mạch xylem) có màu nâu sẫm. Ngâm đoạn thân (hoặc cành) mới cắt vào trong nước sẽ thấy dòng dịch khuẩn dạng sợi màu trắng đục chảy ra từ mặt vết cắt. Đây là một trong những đặc điểm để chẩn đoán nhanh bệnh héo xanh do vi khuẩn.
Biểu hiện héo một cách nhanh chóng khi lá vẫn còn xanh là triệu chứng chung của hầu hết các loài cây trồng bị nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn.
Hình 1. Bệnh héo xanh trên cây mướp giai đoạn cây đang mang bông
Hình 2. Bệnh héo xanh trên dưa leo giai đoạn dưa đang mang bông
Hình 3. Bệnh héo xanh trên Khoai Tây
Hình 4. Bệnh héo xanh trên Ớt Chuông
Hình 5. Mạch dẫn cây cà chua hóa nâu do vi khuẩn gây bênh héo xanh (ảnh Don Ferrin)
Hình 6. Dòng dịch khuẩn chảy ra từ đoạn thân cà chua bị héo xanh vi khuẩn (ảnh Rebecca A. Melanson)
2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN VÀ LÂY LAN
Vi khuẩn Ralstonia solanacearum phát triển thích hợp ở pH 7 - 7,2. Nhiệt độ thích hợp 25 - 300C nhất là ở 300C, nhiệt độ tối thiểu 100C, tối đa 410C. Nhiệt độ gây chết 520C.
Bệnh phát triển nhanh và mạnh trong điều kiện mưa nhiều và trên những vùng đất trước đó đã nhiễm vi khuẩn héo xanh. Những ruộng tưới nhiều nước hoặc mực thủy cấp cao tạo điều kiện cho bệnh xâm nhiễm vào cây dễ dàng hơn.
Bệnh truyền lan từ cây này sang cây khác nhờ vào nước tưới, nước mưa, gió và thông qua các dụng cụ làm vườn. Các loài tuyến trùng trong đất chích hút tạo vết thương cho vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng. Củ giống nhiễm bệnh nhưng chưa biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài là nguồn lây lan bệnh đi các nơi xa hơn.
Ở trong đất, vi khuẩn có thể bảo tồn sức sống lâu dài tới 5 - 6 năm hoặc có thể chỉ 6 -7 tháng tùy thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ, loại đất và một vài yếu tố khác.
3. PHỔ KÍ CHỦ CỦA VI KHUẨN
Vi khuẩn gây hại trên 278 loài cây thuộc hơn 44 họ thực vật khác nhau, trong đó có các cây trồng phổ biến như: cà chua, khoai tây, thuốc lá, ớt, cà tím, hồ tiêu, dâu tằm,….
4. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
4.1 Biện pháp tổng hợp:
Luân canh là biện pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu lượng vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong đất. Bắp, lúa, cải bắp và cải xanh là những ví dụ về các cây trồng không bị bệnh héo vi khuẩn mà bà con có thể cân nhắc chọn làm cây luân canh. Chú ý diệt sạch các loài cỏ dại mẫn cảm với bệnh trong quá trình luân canh, chẳng hạn như cỏ Cứt Lợn - Ageratum conyzoides, cây Thù Lù - Solanum nigrum, cỏ lào - Eupatorium odoratum,...
Sử dụng giống kháng bệnh (bao gồm gốc ghép kháng bệnh) và vật liệu làm giống sạch bệnh (cây con, cành giâm, củ giống).
Thu gom tàn dư cây nhiễm bệnh của vụ trước, phát hiện và tiêu hủy sớm cây bệnh trong vườn, đây là nguồn lây lan trực tiếp vi khuẩn gây bệnh sang những cây khác.
Nếu có điều kiện có thể kết hợp cày ải phơi đất và ngâm nước ngập ruộng trong vòng 15 - 30 ngày để hạn chế nguồn vi khuẩn và tuyến trùng trong đất.
4.2 Biện pháp hóa học:
Khi cây đã xuất hiện bệnh héo xanh thì không thể cứu chữa được nữa, do vi khuẩn đã xâm nhập vào mạch dẫn của cây làm cây chết trong thời gian rất ngắn, vì thế bà con cần phòng ngừa vi khuẩn bằng các loại thuốc có khả năng bảo vệ lâu dài như Norshield 86.2WG liều lượng 25g/20L phun vào gốc thân, kết hợp với Hợp Trí Kaliphos liều lượng 40ml/20L phun bên trên để kích thích cây trồng kích hoạt khả năng đề kháng với vi khuẩn gây bệnh.
Chú ý phun phòng ngừa vào các giai đoạn cây trồng mẫn cảm với bệnh héo xanh:
- Phun giai đoạn cây con, khi cây có từ 5 - 10 lá thật.
- Khi cây bước vào giai đoạn mang hoa, mang trái.
- Khi cây đang giai đoạn thu hoạch trái tập trung (đối với những loại cây thu có thời gian thu hoạch kéo dài như: Ớt, Dưa Leo, Cà Chua,...
- KÍCH THƯỚC HẠT ĐỀU & CỰC MỊN 1.2µ,
bám dích tốt, hạn chế rửa trôi, hiệu quả kéo dài, không gây nghẹt béc - LIỀU SỬ DỤNG THẤP (250g/ 200 lít),
tiết kiệm chi phí & công phun xịt - KHÔNG GÂY NÓNG BÔNG, KHÔ TRÁI,
sử dụng an toàn nhiều giai đoạn cây trồng
SỬ DỤNG CHO NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ/ GLOBAL GAP
- Hấp thu nhanh vào cây trồng thông qua lá, thân và rễ.
- Lưu dẫn 2 chiều, bảo vệ toàn diện cây trồng.
- Kích thích hệ miễn dịch cây trồng bằng cách tăng tổng hợp Phytoalexins, PR-protein, Polysacharides.
Tháng 12/2021
KS. Ngô Văn Thịnh
Phòng NC&PTSP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://www.cabi.org/isc/datasheet/45009
- Giáo trình “Bệnh cây chuyên khoa - phần 2” trường Đại Học Nông Nghiệp 1 - Hà Nội.
- Burgess L.W., Knight T.E., Tesoriero L. và Phan H.T. 2009. Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam. Chuyên khảo ACIAR số 129a, 210 pp. ACIAR: Canberra.