Published in: Cây ớt
Create date: Oct 05, 2021

Bọ trĩ hại ớt và biện pháp quản lý

Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis Hood) là loại côn trùng gây hại đa thực, có phổ ký chủ rộng nên gây hại trên nhiều loại cây trồng từ cây ăn quả, cây lương thực, cây hoa cho đến các loại cây rau màu. Bộ phận bị hại thường là lá non, đọt non hay cánh hoa. Cây bị bọ trĩ gây hại sinh trưởng kém dẫn đến giảm năng suất hoặc thất thu nếu bị gây hại nặng. Ngoài ra, vết chích của bọ trĩ tạo ra vết thương giúp cho vi khuẩn và nấm xâm nhập gây bệnh và bọ trĩ còn là tác nhân truyền các bệnh do virus gây ra. Bọ trĩ là một trong những sâu hại chính trên cây ớt, làm thiệt hại năng suất và chất lượng quả ớt đáng kể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đặc điểm, tập tính gây hại và các biện pháp phòng trừ bọ trĩ trên cây ớt.

1. Vòng đời và đặc điểm sinh học

Vòng đời của bọ trĩ chia ra làm bốn giai đoạn (Hình 1), trong đó giai đoạn nhộng phát triển dưới đất hay giá thể trồng.

  • Trứng kéo dài từ 2 – 4 ngày
  • Ấu trùng kéo dài từ 3 – 6 ngày
  • Nhộng kéo dài từ 2 – 5 ngày
  • Thành trùng kéo dài từ 30 – 45 ngày
VongDoiBoTri

Hình 1. Vòng đời của bọ trĩ

Trứng bọ trĩ rất nhỏ, hình hạt đậu, có màu trong suốt đến trắng nhạt. Trứng được đẻ rải rác trên kẽ lá hoặc được con cái dùng máng đẻ trứng ghim trực tiếp lên bề mặt lá (Hình 2). Trung bình 1 con cái có thể đẻ khoảng 150-300 trứng. Con trưởng thành đã giao phối hoặc chưa giao phối đều có khả năng đẻ trứng.

ViTriDeTrung DocGanLa
ViTriDeTrung TrenMoLa

Hình 2. Vị trí đẻ trứng của bọ trĩ (a) dọc theo gân lá, (b) trên mô lá
(Nguồn: Koppert biological systems)

Ấu trùng bọ trĩ rất giống với thành trùng nhưng màu nhạt hơn, kích thước cơ thể nhỏ hơn và không có cánh (Hình 3), ấu trùng có 2 tuổi kéo dài trong 4 ngày với điều kiện nhiệt độ 32oC và dài đến 14 ngày trong điều kiện 15oC.

AuTrungBoTri Tuoi1
AuTrungBoTri Tuoi2

Hình 3. Ấu trùng của bọ trĩ (a) tuổi 2, (b) tuổi 1

Nhộng bọ trĩ trải qua 2 giai đoạn: tiền nhộng và nhộng giả (Hình 4). Giai đoạn tiền nhộng bọ trĩ hoạt động rất hạn chế, thời gian phát triển của giai đoạn nhộng (gồm tiền nhộng và nhộng giả) kéo dài trong 3 ngày ở nhiệt độ 32oC và có thể dài đến 12 ngày ở nhiệt độ 15oC.

GiaiDoanNhong TienNhong
GiaiDoanNhong NhongGia

Hình 4. Giai đoạn nhộng của bọ trĩ (a) nhộng giả, (b) tiền nhộng
(Nguồn: http://www.thrips-id.com/en/photo-video/macros)

Thành trùng Bọ trĩ có cơ thể thon dài rất nhỏ, chiều dài cơ thể từ 0,8 – 1 mm, cơ thể có màu vàng trong với 2 mắt màu đen, có 3 đôi chân, 2 đôi cánh dài và hẹp với nhiều lông tơ (Hình 5). Thành trùng đực có màu sắc giống với thành trùng cái, tuy nhiên kích thước cơ thể nhỏ hơn, phần bụng cũng nhỏ và hẹp hơn so với thành trùng cái.

ThanhTrungBoTri

Hình 5. Thành trùng bọ trĩ, con cái (trái), con đực (phải)
(Nguồn: AJM Loomans)

2. Đặc điểm gây hại

Bọ trĩ gây ra tác hại rất nghiêm trọng đối với cây trồng, chúng lây lan và tăng mật số rất nhanh, cả ấu trùng và thành trùng đều có khả năng gây hại. Ngoài gây hại trực tiếp bằng cách cắn và chích hút lá, đọt non, chúng còn gây hại gián tiếp với vai trò là vector truyền một số loại virus gây bệnh cho cây trồng, đặc biệt là virus trong nhóm Tospovirus (tomato spotted wilt virus, Watermelon silver mottle virus). Trên ớt, bọ trĩ thường chích hút trên lá non làm mép lá cong lên trên, phiến lá phồng rộp, bị nặng có thể làm biến dạng gân lá (Hình 10). Bọ trĩ chích hút giai đoạn ớt đang ra hoa có thể làm rụng hoa, trái phát triển không bình thường.

TrieuChungBoTriGayHaiOt 01
TrieuChungBoTriGayHaiOt 02

Hình 6. Triệu chứng bọ trĩ gây hại trên cây ớt

BoTriGayHaiRuongOt

Hình 7. Ruộng ớt bị Bọ trĩ gây hại nặng, rất khó kiểm soát

Triệu chứng gây hại do bọ trĩ gây ra rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng do Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus (Banks) gây hại trên cây ớt, vì thế bà con cần biết cách phân biệt triệu chứng gây hại của 2 đối tượng này.

Triệu chứng do bọ trĩ (Hình 8)

  • Gây hại chủ yếu trên lá và đọt non của cây
  • Thường làm mép lá non cong lên trên
  • Lá bị hại màu xanh nhạt hơn bình thường
  • Làm phiến lá non phồng rộp, gân lá biến dạng, chồi non kém phát triển

Triệu chứng do nhện trắng (Hình 9)

  • Gây hại cả trên lá non và lá trưởng thành
  • Thường làm mép lá và gân chính cong xuống dưới
  • Lá bị hại có màu xanh đậm hơn bình thường
  • Làm phiến lá non nhăn nheo, nhỏ hẹp, chồi non còi cọc không bung được
BoTriGayHaiCayOt 01
BoTriGayHaiCayOt 02

Hình 8. Cây ớt do bọ trĩ gây hại

NhenTrangGayHaiCayOt 01
NhenTrangGayHaiCayOt 02

Hình 9. Cây ớt do nhện trắng gây hại

4. Biện pháp phòng trừ

4.1 Biện pháp tổng hợp

  • Thăm ruộng thường xuyên phát hiện sớm sự xuất hiện của Bọ trĩ để có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu. Thu gom và tiêu huỷ tàn dư cây ớt bị nhiễm bọ trĩ.
  • Sử dụng thiên địch: thiên địch có vai trò rất quan trọng giúp cân bằng hệ sinh thái cũng như hạn chế sự bùng phát mật số của bọ trĩ, một số loài thiên địch quan trọng đối với bọ trĩ được ghi nhận như: nhện bắt mồi - Amblydromalus limonicus, bọ xít bắt mồi - Orius laevigatus, bọ xít đen Orius insidiosus (Say),... Tuy nhiên, trong canh tác việc phun các loại thuốc trừ sâu rầy phổ rộng (đặc biệt là thuốc nhóm cúc tổng hợp) để quản lý các côn trùng gây hại khác như ruồi đục trái, sâu đục trái, bọ phần trắng,... đã vô tình tiêu diệt luôn các loài thiên địch này.

4.2 Biện pháp hoá học

Để quản lý được bọ trĩ gây hại, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ngăn chặn bọ trĩ ngay từ giai đoạn cây còn nhỏ, mật số bọ trĩ còn thấp (từ 3 - 5 con/lá) và trước những thời điểm bọ trĩ dễ bùng phát mật số (lúc bông ớt chuẩn bị nở và mỗi đợt cây ra đọt tập trung)
  • Phun đủ lượng nước để thuốc ướt đẫm tán lá, phun thuốc tập trung vào mặt dưới lá ớt, những lá khuất trong bóng râm nơi bọ trĩ trú ẩn. Phun vào buổi sáng hay buổi chiều lúc bọ trĩ hoạt động mạnh.
  • Sử dụng luân phiên các loại thuốc với cơ chết tác động khác nhau, hạn chế hình thành tính kháng của bọ trĩ, bà con có thể luân phiên: Brightin 4.0EC liều 8ml/20L (hoặc Actimax 50WG liều 15g/20L) luân phiên với Thiamax 25WG liều 5g/20L. Khi mật số bọ trĩ ở mức cao, chúng ta có thể kết hợp Thiamax 25WG với Carbosan 25EC liều 50ml/20L. Sử dụng một trong các sản phẩm trên còn quản lý tốt cả rầy mềm trên cây ớt.
PhunBrightin

Hình 10. Bọ trĩ lúc trước và 1 ngày sau phun Brightin 4.0EC liều 8ml/20L

PhunCarbosan

Hình 11. Bọ trĩ lúc trước và 1 ngày sau phun Carbosan 50EC liều 50ml/20L

Brightin 4.0EC
  • Hàm lượng hoạt chất cao 40g/L
  • Bổ sung thêm chất phụ gia đặc biết giúp tăng khả năng loang trải và thấm sâu của thuốc
  • Quản lý tốt Nhện vàng, Nhện đỏ và cả Bọ trĩ
Actimax 50WG
  • Hoạt chất Emamectin benzoate trích ly trong quá trình lên men nấm Streptomyces avermitilis
  • Emamectin benzoate tấn công cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh làm cho sâu hại bị tê liệt và chết
  • Ngoài cơ chế tiếp xúc, Actimax 50WG còn có khả năng vị độc, sâu rầy chích hút hay ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn, tê liệt và chết sau 2 – 4 ngày
Thiamax 25WG
  • Thành phần: Thiamethoxam 250g/kg, tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn bên trong cây rất mạnh
  • Đặc trị côn trùng chích hút như rệp sáp, rầy nhảy, rầy xanh, bọ trĩ, rầy cánh trắng, rầy mềm, bọ xít muỗi…
  • Liều lượng: 40g/200 lít
Carbosan 25EC
  • Thành phần: Carbosulfan 25%
  • Trừ được côn trùng miệng nhai khó trị như sâu đục thân, sâu đục cành, sâu xanh da láng, nhóm côn trùng chích hút và cả tuyến trùng
  • Có thể phun hoặc tưới
  • Liều lượng: 500ml/200 lít nước

KS. Ngô Văn Thịnh
Phòng NC & PTSP

 

 

HTR_MORE_IN_CATEGORY