Published in: Cây cà chua
Create date: Sep 13, 2022

Bệnh "xoăn lá" trên cây cà chua và biện pháp quản lý

Trên cây cà chua cũng như nhiều loại cây rau ngắn ngày khác, triệu chứng “xoăn lá” xuất hiện khá phổ biến. Hiện tượng này có thể do một hay nhiều nguyên nhân đơn lẻ hợp thành, ví dụ xoăn lá do thiếu dưỡng chất, xoăn lá do ngộ độc (từ đất, nước, thuốc BVTV…) hoặc xoăn lá do bệnh hại. Vì vậy, để khắc phục một cách hiệu quả hiện tượng “xoăn lá” trên cây cà chua cũng như các cây trồng khác thì trước hết cần xác định đúng nguyên nhân gây nên triệu chứng “xoăn lá” này.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin tổng hợp các triệu chứng “xoăn lá” do bệnh hại mà tác nhân chính là virus và các biện pháp quản lý.

Trên cây cà chua, có đến hơn 14 nhóm Virus gây bệnh, mỗi nhóm lại có nhiều chi, loài khác nhau. Các triệu chứng của bệnh do Virus gây ra trên cây Cà Chua thường là khảm lá, xoăn lá hoặc cả khảm và xoăn phối hợp trên cùng một cây. Virus thường không trực tiếp lây nhiễm từ cây này sang cây khác, mà chúng lây lan qua côn trùng làm “môi giới” hay còn gọi là Vector truyền bệnh hoặc qua lan truyền cơ giới. Trong số những nhóm virus kể trên thì có một vài nhóm phổ biến gây nên hiện tượng xoăn lá có thể kế đến như:

I. CÁC LOÀI VIRUS GÂY NÊN HIỆN TƯỢNG “XOĂN LÁ” TRÊN CÂY CÀ CHUA

I.1. Bệnh “xoăn lá” do Cucumber mosaic virus (CMV)

  • Môi giới truyền bệnh: các loài rầy mềm như: Aphis gossypii, Myzus persicae,...
  • Phân bố: ở hầu hết các nước trên Thế Giới.
  • Phổ kí chủ: các cây thuộc họ Cà, họ Dưa Bầu Bí và họ Đậu.
  • Triệu chứng biểu hiện: Các triệu chứng biểu hiện thường khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và chủng virus. Triệu chứng thường thấy là biệu hiện lá non bị vàng và khảm từ phía cuống lá lan dần ra chóp lá, cây bị chùn ngọn, bị nặng có thể làm hoại tử phiến lá (Hình 1- 6).
  • Điều kiện phát triển bệnh: đây là loài virus có phạm vi kí chủ rất rộng (800 loài cây). Côn trùng môi giới lây lan virus này là rầy mềm (đã nhiễm virus) lây lan từ cây này sang cây khác.

RepDinhAphidsGossypii 

Rệp dính Aphids gossypii

RepMyzusPersicae

Rệp Myzus persicae

BieuHienBanDaua
BieuHienNangb

Hình 1. Hiện tượng khảm và úa vàng lá do CMV gây ra trên cây Cà Chua,
a) biểu hiện ban đầu; b) biểu hiện khá nặng (nguồn: Tomato disease guide)

LaBiXoan

Hình 2. Lá bị xoăn, úa vàng và hoại tử do CMV gây ra trên Cà Chua.

LaVang

Hình 3. Một biểu hiện khác của CMV - lá vàng, phiến lá nhỏ hẹp

LaNonCoRum

Hình 4. Lá non co rúm lại, vặn vẹo, chùn ngọn

PhienLaTieuBien

Hình 5. Phiến lá và gân phụ gần như tiêu biến chỉ còn lại gân chính.

TraiNhoHoaiTu 01
TraiNhoHoaiTu 02

Hình 6. Trái nhỏ với những vết hoại tử bên trong

I.2. Bệnh “xoăn lá” do virus Begomovirus:

Begomovirus là một chi virus thuộc họ Geminiviridae, chi này có đến 185 loài gây hại trên rất nhiều cây trồng khác nhau (Fauquet et al., 2008).

Trong chi này có 3 loài có thể xuất hiện ở nước ta đó là: ToLCHanV, ToLCNDV và TYLCV.

Phân bố:

ToLCHanV - Tamato leaf curl Hanoi virus: gây hại ở Việt Nam.

ToLCNDV - Tomato leaf curl Dellhi virus: gây hại ở Châu Á và Châu Âu.

TYLCV - Tomato yellow leaf curl virus: gây hại ở hầu hết các nước trên Thế Giới.

Môi giới truyền bệnh:

Bọ phấn trắng - Bemisia tabaci (tên gọi khác Bemisia argentifolii).

RayPhanTrang

Rầy phấn trắng: Bemisia tabaci.

Phổ kí chủ:

Tương đối rộng, trong đó bao gồm: một số cây ngũ cốc, cây họ đậu, bông vải và một số loài cỏ dại.

Triệu chứng biểu hiện:

Cây nhiễm bệnh giai đoạn cây con sẽ làm cây bị chùn ngọn, chồi non ra nhiều nhưng đốt cành ngắn, cành mọc thẳng đứng, lá có màu xanh nhạt, phiến lá nhỏ hẹp và cong lên trên.

Cây nhiễm virus muộn hơn sẽ có hiện tượng lá non nhạt màu, xoăn lá. Lá già chuyển màu tím nhạt. Cây thường không đậu hoa được. Cây nhiễm virus càng trễ thì tác hại càng ít.

Điều kiện phát triển:

Begomovirus được lây truyền dai dẳng từ vụ này sang vụ khác qua môi giới là Rầy CánhTrắng - Bemisia tabaci. Một con Rầy CánhTrắng cần 21h ủ bệnh và cần 15 - 30 phút để lây truyền virus sang cây khỏe. Virus có thể tồn tại trong côn trùng môi giới từ 10-12 ngày. Những ruộng Cà Chua bỏ hoang là nơi Rầy Cánh Trắng trú ẩn và duy trì nguồn bệnh.

Sự lan truyền Begomovirus qua cơ học (cắt tỉa cành, ghép gốc,...) chỉ được ghi nhận đối với một vài chủng trong chi này.

Các giống Cà Chua kháng virus vẫn có thể là nguồn lây nhiễm sang cây giống nhiểm khỏe mặc dù chúng không biểu hiện triệu chứng (symptomless) trên những giống kháng này.

LaXanhNhatCuonMepLa

Lá xanh nhạt, cuộn mép lá lên trên (T)

CayChunDotLongNgan

Cây chùn đọt, lóng ngắn

LaNhoXanhNhat

Lá nhỏ, xanh nhạt đến vàng

I.3. Bệnh “xoăn lá” do Tomato Mosaic Virus ( ToMV)

  • Phân bố: ở hầu hết các nước trên Thế Giới.
  • Phổ kí chủ: gây hại trên cây họ cà , ớt, cây hoa cảnh khác như Vạn Thọ,…
  • Môi giới truyền bệnh: Tác động cơ học do gió , con người,…
  • Triệu chứng biểu hiện: Đặc trưng nhất là các vùng lốm đốm màu xanh lục đậm và nhạt trên lá. Lá cũng có thể bị quăn, giảm kích thước và dị dạng (lá dương xỉ). Cây bị nhiễm bệnh trong giai đoạn đầu sinh trưởng thường còi cọc và có màu vàng úa, giảm sự đậu trái. Toàn bộ cây có thể bị lùn và hoa mất màu. Quả có thể bị méo mó, các đốm vàng và đốm hoại tử có thể xuất hiện trên cả quả chín và quả xanh. Trái có thể biến dạng, bị giảm kích thước và số lượng.
  • Điều kiện phát triển bệnh: Lây lan qua cơ giới, qua vết thương khi chăm sóc, công cụ làm việc,…Các biện pháp cột dây, tỉa nhánh, thu hoạch trái ,… trong vườn có nhiểm bệnh đều có thể làm lây lan bệnh virus này rỏ rệt. Vườn trồng dày cũng dể lây lan bệnh hơn.
TrieuChungTrenLa 01
TrieuChungTrenLa 02

Triệu chứng trên lá

TrieuChungTrenTrai

Triệu chứng trên trái

I.4. Bệnh “xoăn lá” do Potato Virus Y ( PVY)

  • Phân bố: ở hầu hết các nước trên Thế Giới. Potato Virus nhóm Y ( PVY) được phát hiện sớm, từ năm 1930 gây hại và phân bố đều trên toàn thế giới. Potato Virus nhóm N (PVN) ghi nhận trễ hơn từ năm 1940 và phân bố còn giới hạn.
  • Phổ kí chủ: gây hại trên cây trồng họ Cà nhưng nghiêm trọng trên Khoai Tây, Cà chua , Thuốc lá.
  • Môi giới truyền bệnh: Lây lan qua rệp muội ( Aphids gossypii) và qua tác động cơ giới.
  • Triệu chứng biểu hiện: Các lá bị nhiễm bệnh bị cuốn xuống phía dưới, cuống lá cong như cây bị rũ xuống. Xuất hiện các vùng chết màu nâu sẫm ở phiến lá của các lá chét gần trưởng thành. Các lá ở giai đoạn cuối có thể bị hoại tử nặng. Chưa ghi nhận triệu chứng trên trái.
  • Điều kiện phát triển bệnh: Vùng chuyên canh cây họ cà như cà chua, ớt, khoai tây dể lây nhiểm chéo qua lại.
TrieuChungBenhXoanLa 01
TrieuChungBenhXoanLa 02
TrieuChungBenhXoanLa 03
TrieuChungBenhXoanLa 04

Triệu chứng khảm và biến dạng lá

Vườn nhiểm mà quản lý rệp muội không tốt, trồng dày, tác động nhiều biện pháp cơ giới như cắt tỉa, cột/hạ giàn,…đều làm tăng bệnh.

Virus PVY chưa được ghi nhận lây truyền qua hạt giống.

Khu vực nhiều cây họ cà là ký chủ phụ như Solanum atropurpureum, S. nigrum và Physalis spp dể duy trì nguồn bệnh và lây lan.

II. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

II.1. Biện pháp tổng hợp:

Khi phát hiện cây có triệu chứng virus, cần loại bỏ khỏi vườn ngay. Dọn sớm các tàn dư thực vật nhiểm bệnh, tàn dư vụ trước. Đối với vùng chuyên canh cây họ cà cần thực hiện trên cộng đồng, làm sớm từ đầu vụ.

Sử dụng giống kháng bệnh.

Hạn chế công nhân hút thuốc lá trong vườn; thường xuyên rửa tay, công cụ bằng dung dịch sát khuẩn.

Biện pháp khác: cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, đặc biệt là bổ sung trung vi lượng giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng đề kháng (Hợp Trí CaSi, Hợp Trí Organo TE, …)

II.2. Biện pháp hóa học:

Phòng bệnh bằng cách quản lý côn trùng Vectơ...Phun trừ bọ trĩ, Rầy cánh trắng, rệp muội bằng các thuốc Thiamax 25WG, Carbosan 25EC, Brightin 4.0EC,…

Xử lý ngâm hạt trong dung dịch Na3PO4 10% trong ít nhất 15 phút.

Lưu ý quản lý côn trùng gây hại từ giai đoạn vườn ươm ( bọ trĩ), đến khi ra đồng (Rệp muôi, Rầy cánh trắng,…) về sau.

Brightin 4.0EC
Thiamax 25WG
Carbosan 25EC
Permecide 50EC
Hợp Trí Casi
HOPTRI ORGANO-TE

KS. Ngô Văn Thịnh (Tổng hợp)

Phòng NCPTSP Công ty Cổ phần Đầu tư Hợp Trí

HTR_MORE_IN_CATEGORY