Published in: Cây có múi
Create date: Sep 15, 2021

Biện pháp kiểm soát rệp kim trên cây có múi

Rệp kim hay còn gọi là rệp tuyết, có tên khoa Unaspis citri (Comstock), phát triển nhiều thế hệ kế tiếp nhau quanh năm. Rệp kim gây hại chủ yếu trên cây có múi. Tuy nhiên, nó cũng có thể lây nhiễm trên các loại cây khác như khóm, mãng cầu, chôm chôm, mít, ớt, dừa, chuối, ổi và cả cây kiểng… Ở nước ta, rệp kim trở thành dịch hại trên nhiều vườn cây có múi ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ, gây ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của sản phẩm, vì vậy cần có biện pháp kiểm soát tốt loại rệp này.

RepKimGayHaiTrenThan

1. Triệu chứng rệp kim gây hại trên cây có múi

Rệp kim gây hại trên thân

Khi cây bị rệp kim gây hại, quan sát thấy có những vết trắng bám trên thân cây, nếu không nhìn kỹ tưởng là nấm bệnh. Rệp kim hút nhựa cây, làm cây mất dinh dưỡng, khô vỏ, suy kiệt, không phát triển được. Cây tơ sinh trưởng kém, cây trưởng thành sẽ cho ít trái hoặc làm trái bị chai.

Nếu mật số rệp kim cao và kéo dài, vỏ cây không phát triển bình thường được, vỏ có thể bị nứt nẻ, già cỗi, thậm chí sẽ chết cây. Vết nứt trên cây tạo điều kiện làm cho nấm bệnh, côn trùng xâm nhập gây hại cho cây.

2. Điều kiện cho rệp phát triển

Rệp kim thường xuất hiện ở giai đoạn cuối mùa mưa, đầu mùa khô, nhưng sẽ tồn tại quanh năm qua nhiều thế hệ trên thân cây. Vào mùa khô, rệp kim phát triển với mật số cao và gây hại mạnh hơn. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của rệp kim là từ 25 đến 38oC. Rệp kim luôn di động trong suốt chu kỳ sống, có thể phát tán qua gió, dụng cụ làm vườn…

Sau khi rệp sinh ra kim bò đến nơi ở mới trên cây, sống bám ngẫu nhiên trên các kẽ nứt trên vỏ cây, bắt đầu chích hút và hình thành lớp sáp bảo vệ ngoài che phủ cơ thể. Chúng có thể xuất hiện nhiều nơi, cả trên thân chính lẫn cành tăm. Ngoài ra, chúng cũng có thể bám cả trên lá, trái, hoặc tập trung ở phần gốc thân sát mặt đất khoảng 6 - 10 cm nếu mật số quá cao. Rệp bám thành nhiều lớp xếp lên nhau trên thân cây. Những vườn trồng cây dày, để nhiều cành tăm thì rệp kim càng dễ phát sinh, phát triển.

 

>>> Nhấn xem thêm: Nhện vàng và triệu chứng "da lu" trên cây có múi

3. Biện pháp kiểm soát rệp kim

a. Biện pháp canh tác:

  • Vệ sinh vườn sạch sẽ, dọn dẹp cỏ dại và cắt bỏ cành nhiễm rệp tiêu huỷ hạn chế lây lan...
  • Bón phân cân đối hợp lý, trộn đều phân chuồng hoai và NPK với Hợp Trí Super Humic (20kg/ha), bón quanh gốc, giúp rễ ra mạnh, đồng thời luôn tưới nước đầy đủ để cây sinh trưởng khỏe, phát triển tốt có sức chống chịu với rệp.

b. Biện pháp hóa học:

Thường xuyên thăm vườn khi thấy rệp xuất hiện, để tăng hiệu quả kiểm soát, bà con nên phun sớm bằng hỗn hợp Carbosan 25EC + Thiamax 25WG (75 ml + 2,5g/ 25 lít).

Carbosan 25EC

+

Thiamax 25WG

Carbosan 25EC: hàm lượng Carbosulfan cao đến 25%. Phổ trừ rộng, trừ được côn trùng miệng nhai/ chích hút nằm sâu trong cây.

Thiamax 25WG: Thành phần độc đáo Thiamethoxam. Có tác dụng tiếp xúc, vị độc, lưu dẫn bên trong cây rất mạnh. Đặc trị hầu hết côn trùng chích hút, trong đó có rệp kim

Trên thân cây bưởi, rệp chết rất nhiều, khô lại rơi xuống đất sau khi xử lý Carbosan 25EC + Thiamax 25WG

(điểm khảo nghiệm ở ấp 1 – Tà Lài – Tân Phú – Đồng Nai)

Biện pháp kiểm soát rệp kim trên cây có múi trước xử lý

Trước xử lý

Biện pháp kiểm soát rệp kim trên cây có múi 7 ngày xử lý

Rệp teo lại, mật độ giảm rõ rệt sau 7 ngày xử lý

Biện pháp kiểm soát rệp kim trên cây có múi 21 ngày xử lý

Rệp chết tróc ra rớt xuống, mật độ giảm rất nhiều, rệp còn lại chết khô sau 21 NXL

Lưu ý: Rệp kim bám thành nhiều lớp xếp lên nhau nên phun 2 lần cách nhau 7 -10 ngày.

Chúc bà con áp dụng biện pháp kiểm soát rệp kim trên cây có múi thành công!

ThS. Lê văn Thành
Phòng NC&PTSP

 

>>> Nhấn xem thêm: Biện pháp quản lý sâu vẽ bùa trên cây có múi

HTR_MORE_IN_CATEGORY