Để cho năng suất cao, cây ít sâu bệnh hại thì cành thanh long cần khỏe mạnh. Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết nắng nóng, chỉ số bức xạ cao sẽ dễ gây hiện tượng vàng cành và sau đó nấm khuẩn tấn công gây bệnh thối đầu trụ. Cây bị vàng, nám ở đầu trụ sau đó gây thối cành làm mất năng suất nghiêm trọng.
Thối rễ tóp cành trước đây chỉ tập trung những nơi bị ngập úng vào mùa mưa, thì nay mùa nắng vẫn xảy ra thường xuyên. Điều này khiến cây và trái không được cấp dinh dưỡng kịp thời đầy đủ. Sau hơn mấy chục năm canh tác chuyên canh theo thói quen truyền thống kèm thêm tác động xấu của biến đổi khí hậu, hệ quả là bệnh hại xuất hiện ngày càng nhiều hơn và khó phòng trị ...
Bệnh hại thanh long thường phát triển nhanh khi những cơn mưa trái mùa xuất hiện. Đây là nguyên nhân gây ra bất lợi cho quá trình sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt là nấm, khuẩn phát tán mạnh, là tác nhân của nhiều bệnh hại trên cây thanh long. Nấm và vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh hại phổ biến trên thanh long, điển hình là bệnh đốm nâu, thán thư (nấm đồng tiền), đỏ đầu ...
Sau thu hoạch, thanh long sẽ suy yếu bởi đã tập trung toàn bộ sức lực để nuôi cành, nuôi trái trước đó. Đây là giai đoạn nhạy cảm nhất của cây, cộng thêm tác nhân bất lợi của điều kiện khí hậu sẽ làm cho cây thanh long dễ bị sâu bệnh hại tấn công, ảnh hưởng đến các vụ mùa kế tiếp. Do đó, ngay sau thu hoạch cần có biện pháp canh tác đúng để giúp cây ...
Thanh long xuất khẩu là một trong những cây ăn trái chủ lực của nước ta, được trồng phổ biến tại Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và rải rác ở một số tỉnh thành khác. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, các thị trường xuất khẩu dễ tính nhất cũng đã kiểm soát khắt khe hơn, đòi hỏi phải đáp ứng nhiều tiêu chí hơn. Do vậy, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu là yếu tố ...
Tính đến giữa tháng 3 năm 2020, ở Tiền Giang, hạn mặn đã làm ảnh hưởng đến 28.360 ha cây ăn trái, trong đó có khoảng 5.000 ha cây thanh long bị ảnh hưởng, tập trung ở huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây.