Published in: Cây cà phê
Create date: Jul 12, 2022

Rệp sáp gây hại cà phê và biện pháp quản lý

Rệp sáp hại cà phê có tên khoa học là Planococcus spp. Trên cây cà phê, rệp sáp là đối tượng gây hại quan trọng vì có sức tấn công lớn, có thể lan tràn thành dịch. Rệp sáp xuất hiện quanh năm, đặc biệt là những năm thời tiết khô hạn kéo dài. Nếu không xử lý kịp thời, rệp sáp có thể làm cây sinh trưởng kém, hoặc nặng hơn dẫn đến suy kiệt dần và chết hoàn toàn, làm giảm năng suất và chất lượng vườn cà phê.

1. Triệu chứng rệp sáp hại cà phê

  • Rệp sáp hại chồi non, chùm trái: rệp đẻ trứng ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm trái non. Sau khi nở rệp tìm nơi sống cố định, bắt đầu chích hút nhựa cây, làm cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng trái non, chết cành. Rệp sáp tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển bám trên lá, trái và cành dẫn tới cây giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất của vườn cây.
  • Rệp sáp hại rễ cà phê: rệp thường sống trong đất, bám xung quanh rễ, dùng miệng chích hút nhựa cây để lấy chất dinh dưỡng. Trong quá sinh trưởng chúng thường tiết ra một lớp sáp không thấm nước phủ quanh rễ cây, làm cho cây không lấy được nước và chất dinh dưỡng, cây sẽ vàng héo, suy kiệt rồi chết. Các vết thương do rệp chích hút ở phần cổ rễ, khi gặp điều kiện thuận lợi, rệp sáp kết hợp với nấm Bornetina corium tạo thành “măng-xông” bao quanh rễ cây làm cho rễ bị hư và gây bệnh thối rễ.
rệp sáp hại cà phê 1
rệp sáp hại cà phê 2
rệp sáp hại cà phê 3

Rệp sáp gây hại cà phê

2. Điều kiện rệp phát triển

Rệp sáp thường xuất hiện vào thời kỳ cây cà phê nở hoa đến hết vụ thu hái. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch rệp sáp vẫn sống và đẻ trứng trong cụm hoa chưa nở ở đầu cành.

Chúng gây hại trong tất cả các mùa, trong đó rệp hại chồi non, chùm trái tấn công mạnh nhất là vào mùa khô và đầu mùa mưa, đặc biệt sau những cơn mưa đầu mùa khô. Khi mưa nhiều, ẩm độ không khí cao thì sự tấn công của rệp bắt đầu giảm bớt xuống. Đối với rệp sáp hại rễ, mùa mưa khi ẩm độ đất cao là lúc rệp sáp phát triển gây hại mạnh.

Rệp sáp cũng có mối quan hệ cộng sinh với các loài kiến. Kiến làm nhiệm vụ lây lan và bảo vệ rệp sáp. Khi có động, kiến tha rệp đi trốn, khi yên kiến lại tha rệp về chỗ cũ hoặc đến nơi khác thuận lợi hơn, làm lây lan sang ra nhiều nơi khác.

>>> Nhấn xem ngay: Biện pháp quản lý bệnh vàng lá thối rễ cây cà phê

 

3. Biện pháp quản lý

a. Biện pháp canh tác:

  • Thăm vườn thường xuyên, vệ sinh dọn sạch cỏ, rác quanh gốc để kiến không trú ngụ mang trứng lây lan cây khác. Cắt tỉa cành cây tạo thông thoáng đồng thời cắt bỏ những cành bị gây hại nặng, sát đất đem đi tiêu hủy hạn chế sự phát triển của rệp sáp.
  • Chọn giống có năng suất cao, sinh trưởng khỏe, kháng tốt với sâu bệnh.
  • Chế độ bón phân cân đối hợp lý, trộn đều phân chuồng hoai và NPK với phân bón hữu cơ sinh học Hợp Trí Super Humic (10kg/ha), bón quanh gốc, giúp rễ ra mạnh, đồng thời luôn tưới nước đầy đủ nhất là mùa khô để cây sinh trưởng khỏe, phát triển tốt có sức chống chịu với rệp.

b. Biện pháp hóa học:

  • Đối với rệp hại chồi non, chùm trái: theo dõi kỹ lưỡng trên nách lá, chùm bông, trái, khi thấy rệp gây hại khoảng 10 % thì tiến hành phun thuốc. Phun hỗn hợp Carbosan 25EC + Thiamax 25WG (500 ml + 20g/ 200 lít) và phun kỹ để thuốc thấm qua lớp sáp mới diệt được rệp (để tăng hiệu quả, có thể dùng vòi nước với áp suất cao xịt mạnh làm bong tróc các cánh hoa khô sau đó mới dùng thuốc). Phun lại lần 2 cách nhau từ 7-10 ngày để diệt tiếp lứa rệp non còn sót lại.
  • Đối với rệp sáp hại rễ, khi mật độ rệp sáp trên 100 con/gốc tiến hành xử lý: Đất vùng cổ rễ bị khô nên tưới nước trước 1 ngày, sau đó tưới hỗn hợp Carbosan 25EC + Thiamax 25WG (500 ml + 20g/ 200 lít) đã pha với liều lượng từ 4 đến 8 lít/gốc tùy theo gốc lớn nhỏ để thuốc ngấm tới vùng rễ bị hại. Nếu bị rệp sáp gây hại nặng, bới đất lộ cổ rễ, tưới thuốc khi vùng rễ đủ ẩm, lấp đất lại.
Carbosan 25EC
Thiamax 25wg

Carbosan 25EC: hàm lượng Carbosulfan cao đến 25%. Phổ trừ rộng, trừ được côn trùng miệng nhai/ chích hút nằm sâu trong cây.

Thiamax 25WG: Thành phần độc đáo Thiamethoxam. Có tác dụng tiếp xúc, vị độc, lưu dẫn bên trong cây rất mạnh. Đặc trị hầu hết côn trùng chích hút, trong đó có rệp sáp

Trên cành cà phê, rệp chết rất nhiều, khô lại, rơi xuống đất sau khi xử lý Carbosan 25EC + Thiamax 25WG

(điểm khảo nghiệm ở ấp 6 – Phú Thịnh – Tân Phú – Đồng Nai)

Trước xử lý rệp sáp hại cà phê

Trước xử lý

Sau7ngayXuLy

Rệp sáp giảm rõ rệt sau 7 ngày xử lý

Sau21ngayXuLy

Rệp chết rớt nhiều xuống đất,không thấy rệp non mới xuất hiện sau 21 NXL

 

>>> Nhấn xem ngay: Quy trình chăm sóc cà phê bền vững

ThS. Lê văn Thành

Phòng NC&PTSP

HTR_MORE_IN_CATEGORY