Chuyên mục: Cây lúa
Ngày đăng: 22/05/2017

Giải pháp tăng khả năng chống chịu hạn, mặn cho cây trồng

Hiện nay diện tích đất nông nghiệp của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 2,6 triệu hecta, chiếm 25% diện tích đất nông nghiệp cả nước và đóng góp đến 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối năm 2015, vùng ĐBSCL đã gánh chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu. Theo đó, hạn mặn đã làm ảnh hưởng trên 900.000 ha đất nông nghiệp và gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 150.000 tỷ đồng (theo Bộ NN&PTNT).

Đến mùa khô 2016-2017 tình hình hạn mặn có “dễ chịu” hơn do mùa mưa 2016 kết thúc muộn và đầu mùa mưa 2017 thời tiết “suôn sẻ” hơn, nhưng “di chứng” mặn đã xâm nhập vào trong đất cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Năng suất lúa Đông Xuân 2016-2017 giảm 150kg/ha so Đông Xuân 2015-2016, lúa Hè Thu sớm 2017 xuống giống bị chết mạ, cây ăn trái bị cháy lá, khó ra hoa, khó đậu trái. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì tình hình biến đổi khí hậu vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường trong nhiều năm tới. Do đó “cuộc chiến” với hạn mặn sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài.

image003 image004

Lúa Hè Thu bị quéo mọng và chết mạ khi gặp độ mặn 2- 3‰

Sầu riêng bị cháy lá, rụng lá, chết cây khi độ mặn trong đất xấp xỉ 1‰ image007

Sầu riêng bị cháy lá, rụng lá, chết cây khi độ mặn trong đất xấp xỉ 1‰

Với Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí đã được Cục Trồng Trọt – Bộ NN&PTNT chứng nhận TBKHKT cấp quốc gia ngày 23/9/2013, trong đó cốt lỏi là bổ sung các dinh dưỡng Hợp Trí Super Humic, Hydrophos Zn, Hợp Trí CaSi... giúp cho tốt đất, tốt cây, giảm chi phí vật tư (phân, thuốc) đồng nghĩa tăng hiệu quả kinh tế, công ty đã nghiên cứu và phát triển thành công Giải pháp tăng khả năng chống chịu hạn mặn cho cây trồng và được nông dân trong vùng đón nhận rất tích cực.

Giải pháp tăng khả năng chống chịu, phòng chống hạn mặn cho Cây lúa:

Khi chuẩn bị xuống giống, dù đất có bị nhiễm mặn hay không thì áp dụng giải pháp bổ sung dinh dưỡng sau đây đều có hiệu quả tăng tính chống chịu cho cây trồng. Không chỉ tăng khả năng chống chịu phèn, chống ngộ độc hữu cơ, hạn chế sâu bệnh, phòng chống mặn, tiết kiệm phân bón mà còn giúp cải tạo đất, cây trồng sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao hơn.

  • Hợp Trí Super Humic bón 2 lần:
    • Lần 1: bón lót hoặc bón sớm 1-3 ngày sau sạ cùng với lân nung chảy hoặc vôi, liều lượng 2 kg/ha.
    • Lần 2: bón thúc lần 1 hoặc lần 2 cùng NPK, 2 kg/ha.
  • Hydrophos Zn phun 2 lần:
    • Lần 1: 7 – 15 NSS (vụ Hè Thu nên phun sớm 7-10 NSS), 1 lít/ha.
    • Lần 2: 38 – 45 NSS, 1 lít/ha
  • Hợp Trí CaSi phun 2 lần:
    • Lần 1: 20 – 25 NSS, 0,5 – 0,8 lít/ha.
    • Lần 2: 50 – 55 NSS, 0,5 – 0,8 lít/ha

*Khi áp dụng giải pháp này, đã giúp giảm 25-30% lượng phân NPK (nhất là đạm) so với quy trình canh tác phổ biến của nông dân.

Vụ Hè Thu 2016, công ty đã thực hiện 270 điểm trình diễn 5.000m2, 3 mô hình cánh đồng liền thửa 10-20 ha áp dụng quy trình Hợp Trí, 6 mô hình lúa tôm 1ha áp dụng công nghệ sinh thái và quy trình Hợp Trí tại Bạc Liêu và Bến Tre, phát 1.400 mẫu Hợp Trí Super Humic, Hydrophos ZnHợp Trí Casi cho 1.400 bà con nông dân Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang dùng thử trên diện tích 2.000 m2. Kết hợp Chi cục BVTV Kiên Giang và TTKN Sóc Trăng tập huấn cho 120 cán bộ, cộng tác viên về các giải pháp phòng chống hạn mặn cho cây lúa. Ngoài ra công ty còn phối hợp một số địa phương chịu ảnh hưởng mặn nặng như Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang tổ chức 4 cuộc tọa đàm và 50 cuộc hội thảo với gần 3.500 nông dân tham dự.

Sang vụ Đông Xuân 2016-2017 công ty tiếp tục thực hiện các mô hình trình diễn liền thửa 20 ha tại ba tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang cũng như nhiều chương trình hỗ trợ nông dân khác.

Kết quả so sánh hiệu quả kinh tế giữa các hộ thực hiện mô hình liền thửa áp dụng quy trình Hợp Trí và các hộ bên ngoài có cùng loại giống và thời điểm gieo sạ cho thấy chi phí thuốc BVTV trong mô hình luôn luôn thấp hơn ngoài mô hình. Về phân bón tổng (bao gồm phân bón lá của Hợp Trí) do vụ đầu (Hè Thu 2016) nông dân chưa quen giảm phân nên chi phí trong mô hình cao hơn ngoài mô hình một chút (67.333 đồng/ha) nhưng sang vụ thứ hai (ĐX 2016-2017) chi phí này đã thấp hơn mặc dù trong mô hình có sử dụng thêm 3 sản phẩm dinh dưỡng của Hợp Trí. Về năng suất, trong mô hình cao hơn ngoài mô hình từ 341kg (vụ thứ 1) đến 544 kg/ha (vụ thứ 2) và lợi nhuận cao hơn từ 2,2 triệu đồng (vụ thứ 1) đến gần 4 triệu đồng/ha (vụ thứ 2)

Bảng 1: Hiệu quả kinh tế 3 mô hình liền thửa vụ Hè Thu 2016 (Tân Điền –GCĐ, TG; HTX Bình Minh – Trần Đề, ST; Bình Ninh – Vĩnh Thuận, KG. Tổng cộng: 36 ha):

Hạng mục Mô hình Hợp Trí
(VNĐ)
Mô hình Bên ngoài
(VNĐ)
Chênh lệch
(VNĐ)
Thuốc trừ sâu  1.363.900 1.547.000 -1.831
Thuốc trừ bệnh  1.609.000 2.161.167 -552.167
 Phân bón tổng  4.267.833 4.200.500 67.333
 NS (kg/ha)  7.005 6.664 341
 Tổng thu (đồng)  35.445.250 33.853.133 1.592.117
 Tổng chi (đồng)  16.107.750 16.754.750 -647
 Lợi nhuận (đồng)  19.337.500 17.098.383 2.239.117

Bảng 2: Hiệu quả kinh tế 3 mô hình liền thửa vụ ĐX 16-17 (Tân Điền –GCĐ, TG; HTX Bình Minh – Trần Đề, ST; Bình Sơn – Hòn Đất, KG. Tổng cộng: 52 ha):

Hạng mục MH Hợp Trí Bên ngoài Chênh lệch
Thuốc trừ sâu 998.933 1.348.133 -349.200
Thuốc trừ bệnh 2.067.467 2.062.000 5.467
Phân bón tổng 3.246.400 3.339.467 93.067
Năng suất (kg/ha) 7.605 7.061 544
Tổng thu (đồng) 45.015.867 41.864.167 3.151.700
Tổng chi (đồng) 14.208.533 15.036.600 -828.067
Lợi nhuận (đồng) 30.807.333 26.827.567 3.979.767

 

Giải pháp tăng khả năng chống chịu hạn mặn cho Cây ăn trái:

Trong mùa nắng do nước tưới trong mương rạch nhiễm mặn hoặc do mặn tích lũy trong đất từ vụ trước có thể làm cho cây bị cháy lá, rụng bông, rụng trái. Thậm chí đã có nhiều vườn bị ảnh hưởng nặng dẫn đến cây suy kiệt dần và chết cả vườn. Biểu hiện rõ nhất trong thời gian qua là trên cây sầu riêng tại Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long.

Vào các thời điểm cuối mùa mưa đầu mùa nắng, sau thu hoạch hay khi thấy vườn cây chớm có biểu hiện cháy lá chúng ta nên thực hiện các bước sau:

  • Vệ sinh, phun thuốc rửa vườn.
  • Xới nhẹ xung quanh gốc cây.
  • Bón phân chuồng, NPK + 10 kg Hợp Trí Super Humic + 20 kg Micromate/ha (có thể tưới thuốc trừ tuyến trùng, phòng vàng lá thối rễ cho cây).
  • Phun Hydrophos Zn + Bud Booster trên lá (500ml + 250g/phuy 200 lít). Phun lại lần thứ hai sau đó 2-3 tuần.
  • Sau mỗi đợt phun Hydrophos Zn + Bud Booster 1tuần nên phun thêm Hợp Trí CaSi (250ml/phuy 200 lít).

image009 Vườn sầu riêng Cai Lậy Tiền Giang

Vườn sầu riêng trước xử lý (trái) và sau xử lý 20 ngày (phải)
(ND Xứng, ấp Bình Ninh, xã Tam Bình, Cai Lậy, TG)

image012

Công ty Cổ Phần Đầu Tư Hợp Trí

Tháng 5 năm 2017

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptrisummit.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TRÍ SUMMIT

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

Người đại diện:
TGĐ ĐẶNG HỒNG HẢI
Số giấy chứng nhận ĐKKD: 0303015573

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 24 ngày 08/11/2024. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao