Mô hình được thí điểm trên diện tích 2 hec-ta, 1 ha áp dụng theo quy trình Hợp Trí, 1 ha áp dụng theo tập quán nông dân để lấy kết quả làm cơ sớ nhân rộng cho các vụ tiếp theo.
Quy trình canh tác lúa Hợp Trí áp dụng theo nguyên tắc: giảm giống, giảm phân bón hóa học, bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng và phân hữu cơ sinh học đậm đặc kết hợp tưới ướt khô xen kẽ để giảm chi phí, giảm phát thải CO2, tăng chất lượng nông sản, tăng lợi nhuận bền vững...
Sơ đồ áp dụng quy trình Hợp Trí:
Kết quả ruộng áp dụng quy trình Hợp Trí cho lợi nhuận tăng hơn 3 triệu/ha so với ruộng Đối chứng theo tập quán nông dân (cùng giống, cùng ngày sạ)
Anh Lương Văn Hoàng, chủ ruộng tham gia mô hình canh tác lúa Hợp Trí, Phó Giám Đốc HTX Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết: Mấy năm trước đây làm theo truyền thống chi phí cao do sử dụng phân thuốc nhiều. Trong vụ này, tham gia mô hình của Hợp Trí, giảm lượng giống và phân tới 30%, lợi nhuận cũng cao hơn ruộng ngoài mô hình. Sau vụ này, tôi sẽ khuyến khích các xã viên trong hợp tác xã làm theo mô hình.
Anh Lương Văn Hoàng (áo xanh) - chủ ruộng tham gia mô hình canh tác lúa Hợp Trí, phó Giám Đốc HTX Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Ông Võ Văn Men, chi cục trưởng Chi cục Trồng Trọt & BVTV tỉnh Tiền Giang sau khi nghe báo cáo tổng kết và đánh giá thực tế phát biểu: Tôi thấy mô hình đạt kết quả cao, giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón - đặc biệt là phân đạm, giảm lượng thuốc Bảo vệ thực vật. Nhờ đó, mô hình giúp cho bà con có thu nhập cao hơn so với cách sản xuất trước đây. Sắp tới, để tham gia đề án “Triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp”của tỉnh nhà, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình Hợp Trí tại HTX Mỹ Thành Bắc lên 150 ha.
Ông Võ Văn Men - Chi cục trưởng Chi cục Trồng Trọt & BVTV tỉnh Tiền Giang tham quan mô hình
Quy trình canh tác lúa Hợp Trí đã được Cục Trồng Trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứng nhận là Tiến bộ Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm 2013 nhờ đạt được các lợi ích vượt trội. Ngoài 150 hecta sẽ nhân rộng tại HTX Mỹ Thành Bắc, công ty cũng có kế hoạch tham gia nhiều mô hình khác để góp phần phát triển thành công 1 triệu hec-ta lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh ĐBSCL đến năm 2030 theo chủ trương của Nhà Nước đã đề ra.