Chuyên mục: Cây sầu riêng
Ngày đăng: 08/04/2020

Phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng

Sầu riêng trồng nhiều ở ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ. Những năm gần đây diện tích cây sầu riêng gia tăng nhanh do lợi nhuận cao, nhiều diện tích trồng tiêu ở miền Đông và Tây Nguyên chuyển sang trồng sầu riêng do giá tiêu rẻ và dịch bệnh chết nhanh. Việc mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh cao để nhanh thu lợi làm phát sinh nhiều loại sâu bệnh hại, trong đó bệnh Vàng lá - Thối rễ là loại bệnh hại gây nhiều lo lắng cho nhà vườn trồng sầu riêng.

Bệnh Vàng lá Thối rễ cây sầu riêng do nấm Fusarium sp., Phytopthora sp. hay Pythium sp. gây ra. Bệnh có thể gây hại trên vườn sầu riêng mới trồng hoặc vườn sầu riêng đã cho trái nhiều năm. Bệnh gây thối rễ cám, vỏ rễ tuột, rễ lớn thâm đen hoặc thối ngang cổ rễ tùy theo mức độ bệnh và loài nấm tấn công. Bệnh nhẹ thì làm cây vàng lá, sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng trái. Bệnh nặng làm thối cả bộ rễ, chết cả cây và lây lan các vườn khác, gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Xin giới thiệu bà con biện pháp phòng trừ bệnh Vàng lá Thối rễ hiệu quả cho vườn cây sầu riêng.

Video: Cùng Hợp Trí phòng trừ vàng lá thối rễ sầu riêng

1. Triệu chứng nhận biết bệnh Vàng lá - Thối rễ sầu riêng

  • Triệu chứng trên cây: Bệnh nhẹ cây ra đọt non chậm, hoặc không ra đọt so với cây bình thường, lá hơi bị vàng, chóp lá bị cháy. Khi bệnh nặng cả cây bị vàng lá và rụng nhiều, cây còi cọc, các nhánh non đầu cành bị rụng hết lá và khô chết.
  • Triệu chứng trên rễ: khi xới lớp đất mặt sẽ thấy phần rễ mền bị thối có màu nâu, vỏ rễ bị tuột ra. Bệnh nặng làm rễ lớn bị thối đen và khô, mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng nuôi cây, cây trở nên còi cọc, rụng lá. Toàn bộ rễ cái bị chết dẫn đến chết cả cây.

Đọt lá vàng cháy chóp lá

Ban đầu lá hơi vàng, rủ xuống

Đọt lá vàng cháy chóp lá

Rễ cám tuột da

Thối rễ sầu riêng

Rễ cái thâm đen

 

>>> Nhấn xem ngay Kỹ thuật xử lí sầu riêng ra hoa nghịch vụ hiệu quả, an toàn

2. Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát triển

  • Tác nhân trực tiếp gây bệnh là do các loại nấm Fusarium, Pythium, Phytophthora, trong đó nấm Phytophthora palmivora là chủ lực, ngoài ra tuyến trùng gây tổn thương rễ tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhiễm nhanh hơn.
  • Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển gồm:
    • Nguồn bệnh trong vườn: Ở miền Đông và Tây Nguyên, phần lớn các vườn sầu riêng được trồng trên các vườn hồ tiêu cũ. Khi trồng mới sầu riêng bà con không tiến hành xử lí đất vườn nên nấm bệnh, tuyến trùng ở trong đất không bị tiêu diệt. Chúng tiếp tục phát triển gây hại lên cây sầu riêng. Miền Tây thì tàn dư thực vật nhiễm bệnh bỏ trong mương vườn, bệnh lây lan qua nước tưới, dòng chảy mương vườn.
    • Vườn thoát nước kém, bị ngập úng trong mùa mưa: Nấm Phytophthora xâm nhiễm rễ cây bằng động bào tử có roi bơi được trong nước, mùi rễ cây ngập nước hấp dẫn chúng đến tấn công và lây lan khắp nơi. Rễ cây bị ngập thiếu ôxy để hô hấp, chất độc tích lũy trong đất lâu ngày làm rễ bị ngộ độc và suy yếu, dễ bị nấm tấn công. Miền Đông mô trồng là mô âm dễ bị úng rễ khi mưa nhiều.
    • Đất trồng thiếu phân hữu cơ, bón phân hóa học thời gian dài làm đất bị chua, đất dẽ chặt, ít vi sinh vật có lợi, pH thấp < 5 là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.
pHduoi4 ReThoiDen
pHduoi4 ReKemPhatTrien

pH<4 rễ phát triển kém, rễ bị thối đen do nấm bệnh

3. Biện pháp phòng trừ

3.1. Biện pháp canh tác

  • Với vườn chuẩn bị trồng: Đất trồng tiêu phải thu gom tiêu hủy gốc tiêu bị bệnh, vun mô, đánh rãnh thoát nước không cho ngập úng trong mùa mưa, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ + vôi vào hố trước khi trồng, trồng cây giống sạch bệnh. Sau đó tiếp tục các biện pháp canh tác và xử lý thuốc như vườn đã trồng cây.
  • Với vườn đã trồng: xem lại hệ thống thoát nước, không để ngập úng kéo dài trong mùa mưa, vệ sinh vườn, nguồn nước tưới sạch bệnh. Trồng cỏ hợp lý để giữ ẩm trong mùa nắng và chống xói mòn trong mùa mưa.
  • Bón bổ sung phân chuồng, bón vôi hằng năm để giúp đất tơi xốp, tăng pH của đất, hạn chế các loại nấm bệnh trong đất (pH từ 5-6 là tốt nhất). Bón Hợp Trí Super Humic (10kg/ha/lần) kết hợp nấm đối kháng Trichoderma vào các đợt bón phân trong năm (có thể giảm 2-3 tấn phân chuồng hoai mục) giúp tốt đất, tốt cây.
pH5 RePhatTrienTot
pH5 RePhatTrienTot 02

Phù hợp pH > 5

3.2. Biện pháp xử lý thuốc trừ bệnh

  • Phòng bệnh: Tưới Eddy 72WP + Hợp Trí Super Humic (500g + 500g/ 200 lít), tưới 10-15 lít/ cây tùy tuổi cây. Tưới 2-3 lần trong năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Kết hợp phòng trừ nấm Phytophthora trên thân cành (gây bệnh nứt vỏ chảy nhựa) bằng quét Norshield 86.2WG (50g/ lít nước) và trên lá (gây bệnh thối lá, thối trái) bằng phun Phytocide 50WP + Kaliphos (150g + 500ml/200 lít). Cây giống đem từ nơi khác về cũng phải xử lý tưới Eddy 72WP để hạn chế mầm bệnh trong bầu đất.
  • Xử lý các tác nhân gây vết thương, mở đường cho nấm bệnh xâm nhiễm vào cây như tuyến trùng rễ, mối, sùng trắng, xén tóc. Dùng Carbosan 50EC (500ml/200 lit) tưới vào vùng rễ trừ tuyến trùng, sùng trắng. Pha Termize 200SC 10ml/20 lít nước tưới vào gốc để trừ mối. Sau khi diệt xén tóc cần dùng Norshield 86.2WG (50g/lit) bôi quét vào vết thương.

Nứt vỏ chảy nhựa trên cành

Nứt vỏ chảy nhựa trên cành

Nứt vỏ chạy nhựa trên thân

Nứt vỏ chảy nhựa trên thân

Ấu trùng xén tóc đục thân

Ấu trùng xén tóc đục thân

 

  • Trị bệnh: Phát hiện sớm triệu chứng bệnh, tiến hành tưới Eddy 72WP + Hợp Trí Super Humic (500g + 500g/ 200 lít), tưới 10-15 lít/cây, tưới 2 lần cách 7-10 ngày lần, 7-10 ngày sau xử lý lần 2 khi thấy rễ non mới ra tiến hành bón nhẹ phân NPK giúp cây mau phục hồi.

* Chú ý: Trước khi xử lý thuốc trừ bệnh cần vệ sinh vườn, thu dọn cỏ dại, lá cây dưới gốc, xới nhẹ gốc bằng cuốc 3 răng để toàn bộ lượng thuốc tưới thấm vào rễ cây nhanh hơn.

TuoiEddy

Công dụng Eddy 72WP (Cuprous oxide 60% + Dimethomorph 12%)

Hoạt chất Cuprous oxide tác động tiếp xúc mạnh, bám dính lâu phòng trừ nấm bệnh bên ngoài rễ, hoạt chất Dimethomorph tác động lưu dẫn mạnh phòng trừ nấm Phytophthora, Fusarium, Pythium bên ngoài và cả bên trong rễ. Hiệu ứng cộng hưởng của 2 hoạt chất trừ bệnh mang đến hiệu quả phòng trừ bệnh tối ưu. Không gây nóng bông, khô trái, sử dụng an toàn nhiều giai đoạn cây trồng; tiện phối trộn tưới và phun xịt, tiết kiệm chi phí & công phun xịt.

Công dụng Norshield 86.2WG

Thuốc có hàm lượng đồng tự nhiên nguyên chất 75%, phòng trừ cả nấm và vi khuẩn. Kích thước hạt đều và cực mịn (1.2µm), bám dính tốt, hạn chế rửa trôi, hiệu quả kéo dài, không gây nghẹt béc. Liều sử dụng thấp (250g/ 200 lít), tiết kiệm chi phí & công phun xịt. Sử dụng cho nông nghiệp hữu cơ/ GLOBAL GAP.

Công dụng Hợp Trí Super Humic (Acid Humic 70%)

Là phân hữu cơ sinh học đậm đặc, hàm lượng Acid Humic 70% cao nhất Việt Nam hiện nay có công dụng làm tăng độ phì, tơi xốp đất, giữ nước, giữ phân; tăng khả năng đề kháng của cây để chống lại điều kiện bất lợi của thời tiết, khí hậu và sâu bệnh. Acid humic tác động như chất kích thích sinh trưởng tự nhiên kích thích phát triển rễ, tái tạo rễ mới, cây mau hồi phục.

 

Hợp Trí Super Humic
Eddy 72WP
Norshield 86.2WG
 Hợp Trí Kali-Phos
Carbosan 25EC

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptrisummit.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TRÍ SUMMIT

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

Người đại diện:
TGĐ ĐẶNG HỒNG HẢI
Số giấy chứng nhận ĐKKD: 0303015573

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 24 ngày 08/11/2024. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao