Cùng chủ đề:
- Bệnh lem lép hạt lúa: Biện pháp phòng trừ cụ thể
- Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa: Nhận biết triệu chứng gây hại
- Biện pháp quản lý cỏ dại trong ruộng lúa: Nhận biết các loại cỏ dại gây hại và các biện pháp diệt cỏ
1. Nguyên nhân khiến lúa đổ ngã
a. Thân lúa vươn cao: Giống càng cao hoặc do điều kiện canh tác làm cho cây lúa vươn cao khả năng đổ ngã càng lớn.
Hình 1: Lóng 3 & 4 càng dài càng dễ đổ ngã
b. Bẹ lá không ôm sát vào thân: Cây lúa bắt đầu vươn lóng khi tượng khối sơ khởi, thân vẫn còn nhỏ, dài khoảng 1 cm và bẹ lá làm nhiệm vụ chống đỡ giúp cây phát triển bình thường. Ngay sau khi sự phát triển của lóng đã hoàn thành thì bẹ lá vẫn góp phần vào độ cứng của thân khoảng 30-60%. Bẹ lá ôm sát vào thân sẽ gia tăng sự cứng cáp của cây lúa, giảm lúa đổ ngã. Khi cây lúa bị bệnh hay thiếu nước bẹ lá có khuynh hướng tách khỏi thân.
c. Thiếu nắng và mưa gió nhiều
d. Bón phân mất cân đối: lúa bón đạm nhiều cây non yếu hoặc sử dụng chất kích thích GA3 làm vách mỏng, lóng kéo dài, bẹ lúa không ôm sát thân càng dễ đổ ngã
e. Gieo sạ dày
2. Lúa đổ ngã, thất thu lớn
Nông dân các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long thường xuyên phải đối mặt với thiệt hại do sự đổ ngã của lúa, nhất là trong mùa mưa. Lúa bị đổ ngã làm cho khả năng quang hợp giảm, quá trình tạo hạt bị đình trệ do việc vận chuyển tinh bột vào hạt kém nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
Đối với khu vực trũng, lúa đổ ngã bị ngâm lâu trong nước thiệt hại còn cao hơn. Thêm vào đó tiền công thu hoạch cũng tăng lên.
Nếu như lúa đứng, công thu hoạch khoảng 220.000 đồng/công thì lúa sập tiền công tăng từ 1,5 đến 2 lần mà vẫn không có máy thu hoạch.
Mặt khác, lúa ngã làm bông lúa ngập trong nước thúc đẩy hạt nảy mầm hoặc hư thối do nấm bệnh tấn công và giảm chất lượng gạo.
Tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch cũng tăng lên do lúa nằm sát mặt ruộng máy không thể cắt hết lúa và lúa bị rụng hạt nhiều.
Nếu tính hết các tổn thất trên nông dân đã bị mất đi trung bình 20 – 30%, thậm chí 70 – 80%.
3. Biện pháp khắc phục
Sử dụng Paclobutrazol có trong Brightstar 25SC sẽ ức chế tổng hợp GA3 kết hợp kỹ thuật canh tác khoa học để khắc phục tình trạng lúa bị đổ ngã. Paclobutrazol giúp:
- Hạn chế sự phát triển chiều cao của cây, giúp lóng lúa không vươn dài
- Bẹ ôm sát thân, thành lóng dày.
- Hạn chế đổ ngã
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Paclo, có phải loại Paclo nào cũng tốt như nhau?
Dạng Paclo bột thông dụng
- Hàm lượng Paclo trong nguyên liệu sản xuất thấp (~50 - 70%)
- Bị lắng cặn
- Rải chung với phân cây hấp thu kém
- Cây bị ngộ độc: Cháy lá, đùn cây, không trổ bông
- Liều dùng cao khó phân hủy trong đất, lâu dần làm chết cây, đất bị chai, thoái hóa, tăng chi phí canh tác.
Hình: Lúa bị ảnh hưởng khi rải Paclo bột
Brightstar 25SC - Đệ nhất Paclo không lo đổ ngã, năng suất cực cao.
- Hàm lượng Paclo trong nguyên liệu sản xuất rất cao: 98% (không có tạp chất).
- Hàm lượng Paclo nguyên chất trong thành phẩm cao nhất: 250g/lít (25%).
- Sản xuất theo công nghệ EU Super nên hạt thuốc cực nhỏ, hấp thu dễ dàng vào bên trong cây.
- Dạng SC không chứa phụ gia hóa học và hầu hết thuốc hấp thu qua thân, lá nên không gây ngộ độc cây trồng và không làm hư đất.
>>> Nhấn xem ngay: Quy trình chăm sóc lúa ngắn ngày giúp tiết kiệm 30% lượng phân bón vô cơ từ công ty Hợp Trí
THUỐC RẤT ĐẬM ĐẶC | THUỐC RẤT MỊN | TAN HOÀN TOÀN |
Video: Sử dụng Brightstar 25SC (Paclobutrazol) giai đoạn nào để chống đổ ngã cho cây lúa?
4. Đối chứng kết quả thực tế
Hình: Lóng 3 và 4 từ trên xuống giữa không xử lý và xử lý Brightstar
Hình: Lóng 3 và 4 từ trên xuống giữa xử lý Paclo bột và Brightstar
Hình: Độ dày vách và đường kính lóng 3, 4 khi sử dụng Brightstar 25SC
Video: Phun thuốc làm ngắn lóng có kéo dài thời gian sinh trưởng cây lúa không?
>>> Nhấn xem ngay: Biện pháp phòng trừ hiệu quả nhện gié hại lúa từ công ty Hợp Trí
Giống lúa OM 18 sau khi xử lý thuốc 15 ngày
(cây lúa bên phải xử lý bằng Brightstar 25SC, cây lúa bên trái xử lý bằng sản phẩm khác)
Theo đánh giá của anh Lê Thanh Hải ngụ xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, chủ ruộng lúa OM 18, sau khi phun 15 ngày anh thấy “thuốc có hiệu quả rõ rệt”.
Cùng chung 1 mảnh ruộng, anh chia ra làm 2, phun 2 loại thuốc xử lý lùn cây thì anh thấy “thuốc Brightstar 25SC của Công ty Hợp Trí cho hiệu quả tốt hơn sản phẩm anh đang sử dụng cùng hoạt chất là Paclobutrazol”.
Anh nhận định cây lúa sử dụng Brightstar 25SC có chiều dài lá ngắn hơn 7 – 8 cm so với cây lúa đối chứng, chiều dài cả 3 lóng lúa đều ngắn hơn cây lúa đối chứng, đặc biệt lóng sát mặt đất ngắn hơn cây lúa đối chứng 3-4 cm. Thân lúa cứng cáp và có thân to hơn so với cây lúa đối chứng.
Anh Hải so sánh 2 cây lúa
Đến giai đoạn 92 ngày sau sạ, anh Hải đang chuẩn bị thu hoạch thì ruộng đối chứng đã ngã hết 1 phần, ruộng sử dụng Brightstar 20SC của Công ty Hợp Trí lúa vẫn đứng vững cho đến ngày thu hoạch.
Theo nhận định của anh Hải khi sử dụng Brightstar 25SC, chi phí hết khoảng 180.000 đồng/ha tương đương với chi phí cho sản phẩm xử lý lùn cây khác, tuy nhiên lúa không bị sập, giúp anh tiết kiệm được 300.000 đồng/ha chi phí cắt lúa (lúa bị sập chi phí thuê máy cắt cao hơn lúa không bị sập).
Ruộng bên trái sử dụng sản phẩm Brightstar 25SC cây cứng khỏe, lúa dày, hạt nhiều. Ruộng bên phải sử dụng sản phẩm khác lúa đổ ngã, lên mộng
Ngoài việc giúp cho thân lúa ngắn lại, bẹ lá ôm sát vào thân, lá lúa đứng và ngắn để hạn chế đổ ngã, sản phẩm Brightstar 25SC còn có đặc điểm vượt bậc hơn sản phẩm khác trên thị trường, nông dân có thể nhận biết khi sử dụng đó là: cây lúa không bị ảnh hưởng bộ rễ, rễ phát triển tốt, thân lúa có màu xanh, lóng lúa cứng, lá vẫn giữ được màu xanh không bị ngộ độc khi phun thuốc bị chồng lối, giúp cây lúa đứng vững và đảm bảo được năng suất tối ưu.
Liều dùng: 30 - 35ml/bình 25 lít (12 bình/ha). Đối với giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 95 ngày, phun 1 lần thời điểm 25-30 ngày sau sạ (NSS). Đối với giống lúa có thời gian sinh trưởng trên 95 ngày, phun 2 lần, lần 1 phun vào lúc lúc 25-30 NSS, lần 2 phun trước khi có tim đèn 3-5 ngày.
CHÚC QUÝ NÔNG DÂN MỘT MÙA VÀNG BỘI THU
Kỹ sư Hồ Thanh Vũ
Nhân viên Kỹ thuật Hợp Trí Kiên Giang 2