1. Triệu chứng gây hại
Sâu cuốn lá nhỏ hại trên cây lúa có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalin. Thuộc họ Ngài Sáng (Pyralidae), bộ Cánh Vảy (Lepidoptera).
Sâu cuốn lá gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong. Chúng ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất.
Sâu tấn công mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thêm nhiều bệnh cho lúa.
Hình 1: Sâu cuốn lá kết 2 mép lá lại thành ống để sinh sống
Hình 2: Lá lúa bị sâu cuốn lá gây hại
Bà con cũng cần nhận biết các loại sâu bệnh trên lúa phổ biến sau:
- Triệu chứng gây hại: rầy phấn trắng (bọ phấn trắng)
- Biểu hiện triệu chứng của nhện gié hại lúa
- Biểu hiện của bệnh cháy bìa lá lúa, lem lép hạt lúa
2. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ
Vòng đời sâu cuốn lá kéo dài khoảng 30 – 45 ngày, vòng đời của sâu dài hay ngắn còn tùy vào giống lúa, phân bón và thời tiết.
Cụ thể, thời gian trứng 6 - 7 ngày, sâu non 15 - 21 ngày, 6 - 8 ngày cho thời kỳ nhộng, 2 – 4 ngày để bướm vũ hóa và đẻ trứng trở lại.
Bướm sâu cuốn lá nhỏ có tính hướng quang rất mạnh, nhộng thường vũ hóa về đêm, ban ngày hay ẩn nấp, nếu khua động thì chúng cũng chỉ bay lên bằng chiều cao ngọn lúa.
Ban đêm, chúng thường tìm những ruộng lúa xanh tốt để đẻ trứng rải rác trên mặt lá lúa, thông thường sẽ đẻ từng quả một, cũng có khi tới 2 - 3 trứng một chỗ.
Trứng sâu cuốn lá nhỏ có hình bầu dục, sâu non có 5 tuổi, mới nở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu vàng xanh, đầu màu nâu sáng.
Nhộng có màu vàng hoặc nâu đậm, thường thấy trong lá bị cuốn. Bướm sâu cuốn lá có màu vàng hơi nâu, khi đậu cánh sẽ xếp thành hình tam giác có 2 sọc nâu đen rất dễ thấy.
Sâu cuốn lá nhỏ tập trung hại nặng vào 2 thời kỳ sinh trưởng của cây lúa là đẻ nhánh rộ và làm đòng - trổ. Khi trà lúa chính vụ đã qua các giai đoạn trên, sâu cuốn lá sẽ tập trung vào trà lúa muộn để phát triển và bảo tồn nòi giống.
Bón quá nhiều đạm, bón lai rai nhiều lần làm cho cây lúa lúc nào cũng xanh tốt là điều kiện lý tưởng để sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, phát triển. Mùa mưa nắng xen kẽ kết hợp ẩm độ cao, sâu cuốn lá phát sinh rất nặng.
3. Biện pháp phòng trừ
Xác định sự xuất hiện của bướm sâu cuốn lá trên ruộng để lựa chọn thời điểm xử lý thuốc là một việc làm vô cùng cần thiết, vì vậy bà con nên thăm đồng thường xuyên.
Nếu thấy bướm rộ trên đồng thì 6 - 7 ngày sau sẽ có sâu mới nở tuổi 1, đây là thời điểm tốt nhất để phun thuốc vì sâu còn non, dễ chết khi tiếp xúc với thuốc.
Phun ướt đều tán lá, thật đủ để thuốc tiếp xúc được với sâu và nên phun đúng liều lượng khi sâu ở tuổi 1 – 2 (mật số 10 – 20 con/m2) để vừa đạt hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí.
Bà con có thể phun theo khuyến cáo của công ty Hợp Trí:
- Brightin 4.0EC + Permecide 50EC ( 15ml+ 20ml/ 20 – 25 lít)
- Actimax 50WG + Permecide 50EC (10g + 20ml/ 20 – 25 lít)
đều có hiệu lực phòng trừ tốt đối với đối tượng sâu cuốn lá lúa.
- Brightin 4.0EC là thuốc trừ sâu sinh học hiệu quả cực cao, cải tiến tăng hàm lượng Abamectin 40g/lít, dạng lỏng không gây nghẹt béc. ít độc đối với cây trồng và môi trường, liều dùng thấp.
- Permecide 50EC là thuốc trừ sâu cúc tổng hợp, tác động tiếp xúc – vị độc, hàm lượng cực cao Permethrin 500g/lít, ngăn cản côn trùng, không cho tạo tính kháng thuốc.
- Actimax 50WG là thuốc trừ sâu sinh học, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến với hoạt chất Emamectin benzoate, tấn công cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh làm cho sâu hại bị tê liệt và chết. Sau khi phun Actimax 50WG sẽ thấm vào bên trong mô lá, khi sâu hại chích hút hay ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn, tê liệt và chết sau 2 – 4 ngày.
- Brightin 4.0EC thuốc trừ sâu sinh học hiệu quả cực cao
- Permecide 50EC thuốc trừ sâu cúc tổng hợp, tác động tiếp xúc – vị độc
- Actimax 50WG thuốc trừ sâu sinh học