1. Trở tay không kịp với hạn mặn
Cây sầu riêng được xếp vào nhóm cây trồng mẫn cảm với mặn, cũng là cây chịu hạn kém. Không phải lúc mặn vào chết ngay, mà sau mặn mới chết. Cai Lậy là huyện trồng sầu riêng lớn nhất tại Tiền Giang. Đến tháng 6 năm 2020, tỉnh Tiền Giang có 4.800 ha sầu riêng bị thiệt hại hoặc ảnh hưởng, chiếm 35%.
Mới nhiễm mặn, cây bị vàng mép lá – cháy chóp lá
Nặng hơn thì cháy từ chóp vào đến cuống và rụng lá.
Sầu riêng bị cháy lá do nhiễm mặn
Huyện Cai Lậy nằm ở phía thượng lưu sông Tiền của tỉnh Tiền Giang, ngay từ đầu mùa khô 2019 - 2020, dự đoán mặn xâm nhập uy hiếp các vùng chuyên canh từ 3 hướng sông Tiền, hướng sông Hàm Luông từ phía Nam và hướng sông Vàm Cỏ từ phía Bắc. Dù chủ động đóng cống ngăn mặn, khuyến cáo người dân trữ nước nhưng cao điểm cuối tháng 2 năm 2020, độ mặn đạt hơn 6 phần ngàn, cây trồng của huyện Cai Lậy bị ảnh hưởng do không chủ động được nguồn nước.
Nông dân Nguyễn Văn Hòa ngụ tại xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết: Sau khi mặn rút rồi, mình tưới, mưa xuống mặn còn nằm ở dưới đất rồi chết sau đó khá nhiều, làm cho mình trở tay không kịp do chủ quan, không ngờ còn tồn lưu.
Người dân chủ động các biện pháp để ứng phó với hạn mặn tuy nhiên nếu để mặn vào đất sản xuất thì mất nhiều năm sau mới khôi phục. Các loại cây trồng có mức chống chịu hạn mặn khác nhau vì thế việc chủ động ứng phó trước khi nước mặn tấn công và tăng sức chống chịu cho cây trồng là quan trọng tránh tình trạng thiệt hại chồng thiệt hại.
2. Giải pháp giúp sầu riêng tăng sức chống chịu hạn mặn, cây phục hồi nhanh
Sau hạn mặn, cây sẽ thiếu nước và có nguy cơ bị nhiễm mặn, dẫn đến nguy cơ sốc cây, nhẹ thì bị vàng lá, mất nước, nặng thì cây chết khô hàng loạt. Do đó, ngoài các biện pháp tổng thể, bà con cần phải có thêm biện pháp kỹ thuật đúng đắn để giảm tối đa thiệt hại, trong đó biện pháp tạo cây khỏe và môi trường đất khỏe, nước tốt được các nhà khoa học đánh giá cao.
Để ứng phó với hạn mặn, cần giúp cây tăng sức chống chịu, tức là bổ sung dinh dưỡng phù hợp để củng cố sức khỏe nền tảng, tăng cường thể lực, đặc biệt là giảm tối đa hấp thu muối vào cây. Theo Tiến sĩ Võ Hữu Thoại, Viện Cây ăn quả miền Nam, bà con cần tăng cường bón phân hữu cơ, lân và Kali, không nên bón phân có chứa Natri và Clo vì sẽ tăng độ độc cho cây. Có thể phun phân bón lá có chứa Kali, Canxi, Magiê, Silic giúp cây tăng đề kháng, tăng khả năng chịu hạn, chống chọi với nhiễm mặn, cứng cây, không đỗ ngã.
Giải pháp từ Hợp Trí với bộ 4 sản phẩm: Hợp Trí Super Humic, Hợp Trí Organo TE, Hydrophos Zn, Hợp Trí CaSi có thể giúp phòng chống hạn, mặn trên cây sầu riêng hiệu quả.
Hợp Trí Super Humic có tác dụng làm cho keo đất giãn nở ra, giúp đất tơi xốp tăng hoạt động các vi sinh vật có lợi, giúp đất giữ nước, giữ phân tốt, loại bỏ các độc tố, tạo rễ mạnh như rồng cung cấp đủ nước, phân, oxy và không có chất độc hại giúp rễ phát triển mạnh, bung nhiều rễ cám, cây sẽ phục hồi nhanh vượt qua được hạn mặn. Hợp Trí Organo TE cung cấp đầy đủ và cân đối trung vi lượng dạng chelate trên nền hữu cơ, giúp tất cả bộ phận cây phát triển mạnh: lá xanh dày, bông to, trái nặng, phục hồi vườn nhanh. Hydrophos Zn cung cấp Lân với hàm lượng cao, phát triển mạnh bộ rễ, chống phèn và hấp thu nước, dinh dưỡng nhiều hơn, cây mau phục hồi và Hợp Trí CaSi cung cấp Canxi, silic, chống sự xâm nhập của muối Na++ chống ngộ độc, tăng sức chống chịu hạn - mặn, phục hồi nhanh.
Hướng dẫn sử dụng:
- Trước khi mặn xâm nhập nên bón gốc Hợp Trí Super Humic 20kg/ha và phun lá bằng 250ml Hợp Trí Organo TE + 250ml Hợp Trí Casi/200 lít.
- Lần 2 phun Hydrophos Zn 500ml/200 lít cách lần 1 là 7 – 10 ngày.
Bộ dinh dưỡng nền tảng & tăng cường thể lực giúp tăng sức chống chịu hạn – mặn phục hồi nhanh cho cây sầu riêng.
8 công sầu riêng của anh Nguyễn Văn Hai hiếm hoi không bị thiệt hại nặng so với bà con trong vùng. Hạn mặn năm 2020, có lúc nồng độ mặn trong mương lên đến 2 phần ngàn. Cách để ông vượt qua là đầu tư hệ thống tưới và phun thuốc tiết kiệm nước, kiểm tra nồng độ mặn trước khi cho nước vào. Kinh nghiệm gần 20 năm trồng sâu riêng, ông Hai chủ động cung cấp các dưỡng chất cho sầu riêng trước khi hạn mặn đến. Qua sử dụng sản phẩm của Hợp Trí, lúc nào ông cũng yên tâm, năng suất vượt trội. Ông Hai cho hay “Thường người ta nói cây khỏe mới chống được hạn nên trước khi hạn mặn là tôi liền bón phân Hợp Trí Super Humic dưới gốc, một gốc vậy là nửa ký, xịt ở trên là Hợp Trí CaSi cộng với Hợp Trí Organo TE (250 ml+250ml/200 lít), đợt hai cách 7 ngày tôi xịt Hydrophos Zn 500ml/200 lít để giữ bộ lá xanh. Cây cung cấp dinh dưỡng bộ rễ mạnh, nước mặn vượt qua được, không ức chế nhiều.”
Vườn của anh Nguyễn Văn Hòn tại ấp Bình Ninh, xã Tam Bình, Cai Lậy, TG.
Hình bên trái: trước xử lý. Hình bên phải: Sau xử lý hạn mặn 25 ngày
Vườn sầu riêng của anh Nguyễn Văn Mến ấp Bình Ninh, xã Tam Bình, Cai Lậy, Tiền Giang.
Hình trái: Trước khi xử lý. Hình phải: Sau xử lí hạn mặn 25 ngày.
Vườn của anh Phạm Ngọc Thành ấp Mỹ Chánh, xã Long Tiên, Cai Lậy, Tiền Giang
Hình trái: Trước khi xử lý. Hình phải: Sau xử lý 20 ngày.
Vườn của chị Triệu Thị Lan ấp Bình Ninh, xã Tam Bình, Cai Lậy, Tiền Giang.
Hình trái: Trước khi xử lý. Hình phải: Sau xử lý 20 ngày.
Hạn mặn diễn biến ngày càng phức tạp đòi hỏi nông dân cần có giải pháp tích trữ nước ngọt, ngăn mặn. Chủ động cung cấp dinh dưỡng trước khi mặn tấn công rất quan trọng để giúp cây trồng bước qua mùa hạn mặn. Biến đổi khí hậu ngày càng khó lường đòi hỏi nông dân cần có giải pháp hiệu quả trong sản xuất. Giải pháp Tăng sức chống chịu hạn mặn, phục hồi nhanh của Hợp Trí là bài toán hiệu quả, kịp thời giúp cho bà con bảo vệ cây trồng và đảm bảo năng suất.