1. Cách gây hại và tập quán sinh hoạt của chuột trong vườn cây có múi
Chuột là loài sinh vật gây hại nguy hiểm đối với sản xuất nông nghiệp, chúng cắn phá và gây hại ở nhiều giai đoạn và nhiều loại cây trồng khác nhau như: lúa, bắp, khoai lang, khoai mì và cả các loại cây ăn trái trong đó có cây có múi như cam xoàn, cam sành, quýt đường…
Chuột gây hại trên cây quýt đường và cam xoàn
Trong vườn cây có múi, chuột gây hại ở tất cả các giai đoạn của cây từ lúc vừa tượng trái cho đến giai đoạn chín, thu hoạch. Giai đoạn trái còn nhỏ, vì răng thường mọc nhanh và bén, chuột chủ yếu cắn phá để mài răng, gây rụng trái, ảnh hưởng đến năng suất của cây sau này. Chuột ăn trái chủ yếu từ giai đoạn trái vào nước cho đến khi trái chín, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây.
Chuột cắn phá làm rụng trái
Chuột đào hang và sinh sống sát theo liếp vườn, nơi cao ráo hoặc đào hang ở cuối liếp vườn, nơi ít người qua lại để thuận lợi cho việc di chuyển và cắn phá trái. Chúng leo lên cây để cắn phá trái. Đối với một số vườn quýt đường lâu năm, cây cao, chúng có thể làm tổ ở ngay trên cây.
Chuột đào hang trong vườn và làm tổ trên cây có múi
Chuột là loài sinh vật có đặc tính tinh khôn và rất đa nghi nên chủ yếu gây hại vào buổi chiều tối. Trong vườn cây, chúng rất ít khi di chuyển ở giữa liếp trồng cây mà chủ yếu di chuyển dọc hai bên bờ liếp hoặc sát bờ mương để tránh được sự phát hiện của con người. Cây có múi là loại cây có năng suất cao, nông dân thường hay làm giàn đỡ để neo trái nên chuột cũng thường hay di chuyển trên giàn cây để cắn phá trái.
Lối di chuyển của chuột trong vườn
Chuột di chuyển trên giàn cây để cắn phá trái
2. Biện pháp diệt chuột thông thường của nông dân:
Để hạn chế thiệt hại của vườn cây do chuột gây ra, trước đây nông dân áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau nhưng chưa đạt được kết quả mong đợi, trong đó có các biện pháp phổ biến như sau:
- Sử dụng rập (bẫy) để bắt chuột, cách làm này được rất nhiều nông dân sử dụng vì đơn giản, gọn nhẹ và dễ làm. Tuy nhiên cách đặt bẫy này có rất nhiều nhược điểm:
- Chỉ hiệu quả khi số lượng chuột gây hại ít, trường hợp chuột nhiều như ở vườn cây có múi thì cách làm này không hiệu quả cao vì số lượng chuột giảm không đáng kể. Mỗi rập (bẫy) chỉ bắt được từ 1-2 con chuột nên để bắt được số lượng lớn phải cần rất nhiều rập (bẫy), điều này khó thực hiện và chi phí cao.
- Tốn công đặt và thu rập (bẫy) mỗi ngày, chưa kể công, chi phí tìm kiếm thức ăn như chuối, mít, cua, còng, tôm tép…đề làm mồi dẫn dụ chuột vào bẫy.
Nông dân sử dụng rập để bẫy chuột dưới đất và trên giàn neo trái
- Sử dụng thuốc diệt chuột thế hệ cũ vừa nguy hiểm vừa kém hiệu quả
- Dùng thuốc trừ chuột chống đông máu thế hệ cũ đa liều, có nghĩa chuột phải ăn số lượng bả mồi rất lớn, có khi gấp rưỡi, gấp đôi trọng lượng cơ thể hoặc ăn lặp đi lặp lại nhiều lần thì chuột mới chết. Có một số loại thuốc còn trộn thêm lúa vừa tốn kém vừa nguy hiểm cho gà vịt và dễ bị mưa rửa trôi.
Nông dân trộn thuốc diệt chuột với lúa
Gà vịt thả trong vườn
3. Diệt chuột với thuốc diệt chuột thế hệ mới STORM 0.005%BB – An toàn, hiệu quả:
Thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3 Âm lịch là lúc các vườn cây có múi tại Lai Vung bước vào thời điểm thu hoạch rộ trái nghịch vụ. Đây cũng là lúc chuột đang chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh sản, bộ răng đã thành thục, bén nhọn và mọc dài nên cắn phá rất mạnh. Đối với các loại cây có múi thì cam xoàn là loại cây bị chuột cắn phá nặng nề nhất vì khi chín, cam xoàn rất ngọt và có mùi thơm nên thu hút chuột nhiều hơn.
Răng dài, bén nhọn nên hay cắn phá
Vườn nông dân Trịnh Xuân Nhân tại xã Hòa Khánh, Vĩnh Thới, Lai Vung trồng 9 công cam xoàn đang vào giai đoạn chín sắp thu hoạch nhưng bị chuột cắn phá trái chín làm trái rụng nhiều và ảnh hưởng nặng đến năng suất. Nông dân chỉ sử dụng rập (bẫy) chuột để diệt nhưng không mang lại hiệu quả do số lượng chuột rất nhiều.
Chuột gây hại nặng trong vườn nông dân
Sau khi quan sát kỹ vườn cam của nông dân Trịnh Xuân Nhân, xác định nơi chuột gây hại nặng, nơi chuột đào hang, nhân viên Kỹ thuật Hợp Trí đã kết hợp với nông dân tiến hành diệt trừ chuột trong vườn bằng thuốc trừ chuột Storm 0.005%BB theo 2 cách thực hiện (thời gian đi đặt thuốc buổi chiều do đặc tính của chuột hay đi kiếm thức ăn vào ban đêm):
Bỏ 2 viên thuốc Storm 0.005%BB vào túi nilon, cột chặt và đặt gần gốc cây dọc theo 2 bên bờ liếp nơi chuột thường di chuyển. Các điểm đặt mồi cách nhau 3m.
Cho 2 viên thuốc Storm vào túi nilon và cột chặt
Đặt thuốc theo bờ và cạnh gốc cây nơi chuột hay gây hại
Đặt thuốc trực tiếp dọc theo 2 bên bờ liếp gần gốc cây, mỗi điểm 2 viên thuốc và cách nhau 2-3m.
Đặt thuốc trực tiếp xuống vườn
- Kết quả thực hiện:
+ 1 ngày sau khi đặt thuốc, quan sát thấy chuột bắt đầu ăn phần rìa viên thuốc.
Chuột ăn thuốc sau đặt 1 ngày
+ 2 ngày sau đặt thuốc, chuột ăn nhiều hơn và ăn sâu hơn vào bên trong viên thuốc. Đối với nơi chuột gây hại nhiều, chỉ cần 2 ngày đặt thuốc là chuột đã tha mất viên thuốc.
Chuột ăn sâu hơn sau 2 ngày đặt thuốc
+ 3-4 ngày sau khi đặt thuốc, chuột tiếp tục ăn thuốc nhiều hơn.
Chuột ăn thuốc rất nhiều
+ 7 ngày sau đặt thuốc, chuột tha viên thuốc đi mất. Đối với túi nilon có thuốc, chuột xé túi và tha thuốc đi mất.
Chuột tha mất thuốc sau 7 ngày đặt thuốc
+ Ghi nhận có những vụn thuốc nhỏ rơi dọc theo lối chuột di chuyển và ghi nhận trường hợp chuột chết nằm cạnh bên hang sau 5 ngày đặt thuốc.
Thuốc rơi theo lối chuột di chuyển và chuột chết nằm cạnh hang
+ Theo lối di chuyển của chuột, nơi nông dân để củi và trong nhà kho chứa thuốc BVTV cũng ghi nhận phân chuột thải ra có màu xanh.
Chuột thải phân màu xanh sau khi ăn thuốc
+ 5 ngày sau khi đặt thuốc, quan sát thấy chuột chết và bên trong phần nội tạng của chuột bị xuất huyết.
Chuột ăn thuốc và bị xuất huyết nội tạng
- Tiến hành đặt thuốc lần 2 sau 7 ngày đặt thuốc lần 1.
- Sau khi đặt thuốc trong vườn, nông dân quan sát thấy tình trạng chuột cắn phá trái chín giảm rất nhiều so với bên nông dân không đặt thuốc và sử dụng rập (bẫy) để diệt chuột.
Cây giảm được tình trạng chuột cắn phá trái khi đặt thuốc diệt chuột Storm 0.005%BB
Chuột vẫn tiếp tục gây hại vườn nông dân khi sử dụng phương pháp đặt rập (bẫy) truyền thống.
Nhận xét:
Đặt thuốc chuột Storm 0.005%BB 2 lần cách nhau 7-10 ngày vào giai đoạn trái chuyển da lươn sẽ hạn chế được tình trạng chuột cắn phá trái trong vườn bởi ưu điểm nổi trội của sản phẩm Storm 0.005%BB so với các loại thuốc khác trên thị trường như:
- Dễ sử dụng, không cần trộn mồi, dễ kiểm soát được số lượng đặt mồi.
- Diệt chuột ngay lần đầu ăn thuốc so với thuốc khác phải ăn nhiều lần thì chuột mới chết.
- Chuột chết 3-4 ngày sau khi ăn thuốc nên sẽ không có tình trạng chuột nhát mồi.
- Thuốc giữ được lâu, không sợ bị rửa trôi khi tưới nước hay trời mưa, an toàn với gia súc thả trong vườn vì trong thuốc có chất gây đắng cho gia súc nhưng đối với chuột thì không.
- Ngoài ra, có thể đặt thuốc diệt chuột Storm 0.005%BB trong vườn vào bất cứ giai đoạn nào của cây, hạn chế tối đa tình trạng chuột cắn phá và làm rụng trái.
- Qua các thí nghiệm cho thấy Storm 0.005%BB rất hấp dẫn với chuột. Lý do, Storm được trộn sẵn lúa mì tươi từ châu Âu, sản xuất bằng công nghệ ép nguội đặc sắc giúp giữ nguyên hương vị lúa mì, trong khi các sản phẩm khác dùng sáp ép nóng khiến ngũ cốc bị mất hương vị đặc trưng, ít hấp dẫn chuột, chuột khó cắn.
- Viên Storm 0.005%BB cứng có viền răng cưa giúp chuột dễ nhấm nháp thử - mài răng. Chuột ăn xong sẽ lờ đờ, mệt mỏi, sẽ không thể cắn phá nữa, về hang chết. Đây là thuốc thế hệ mới, hoạt lực cao, hiệu quả với cả chuột kháng thuốc. Thuốc có thể truyền qua sữa nên diệt luôn chuột con.
- Liều sử dụng: Đặt 1 viên cho mỗi 5-10 mét, 100 – 200g/ha (1 – 3 gói loại 20 viên). Khi sử dụng, không cần rải, rắc Storm 0.005%BB khắp cả đồng ruộng, cũng không cần đặt thuốc quá dày, vì vậy Storm rất hiệu quả cả về chất lượng và chi phí