Trái Mãng cầu Na có độ ngọt cao, được nhiều người ưa thích, có nhiều giống mãng cầu nhưng phổ biến và được trồng nhiều nhất hiện nay:
- Mãng cầu Na bông thường: dễ trồng, năng suất cao nhưng dễ bị bọ đục bông gây hại nên tốn kém công để tách bông.
- Mãng cầu Na bông xoắn: năng suất cao không bị bọ đục bông gây hại, dễ đậu bông và ít tốn kém công tách bông hơn mãng cầu bông thường.
- Mãng cầu Na Thái: trái lớn, năng suất cao nhưng khó đậu trái hơn mãng cầu bông thường và mãng cầu bông xoắn.
1. Thời vụ trồng
Có thể trồng cây Mãng cầu Na quanh năm nhưng để đạt được năng suất cao nhất cần trồng vào đầu mùa Xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9.
2. Chuẩn bị đất và cách trồng:
Hố trồng cây Mãng cầu Na cần được đào rộng và sâu khoảng 50 cm. Trước khi trồng Mãng cầu Na, bà con cần bón lót vào hố khoảng 10 – 15 kg phân bò hoai + 0,5 kg lân + Hợp Trí Super Humic (khoảng 10kg/ha) rồi trộn đều chúng với đất mặt.
Cách trồng: đặt bầu giữa hố, mặt bầu cao hơn mặt đất 5 cm hoặc bằng, sau đó lấp đất, nén chặt, ủ gốc, tưới nước, cắm cọc, buộc dây hạn chế gió lay.
Khoảng cách trồng cây Mãng cầu Na 4 x 4 m, mật độ 625 cây/ha. Nếu muốn nhanh cho quả, có thể trồng dầy, cây cách cây 3 x 3 m, mật độ khoảng 1.000 – 1.100 cây /ha.
3. Bón phân
Tùy vào tuổi cây mà lượng phân bón sẽ khác nhau và tăng dần theo các năm, liều bón cho một cây như sau:
- Với cây từ 1 - 4 năm tuổi: 15 - 20 kg phân bò ủ hoai, 0,7 kg phân đạm, 0,4 kg phân lân, 0,3kg kali và 0,015 kg Hợp Trí Super Humic.
- Với cây từ 5 - 8 năm tuổi: 20 - 25 kg phân bò ủ hoai, 1,5 kg phân đạm, 0,7 kg phân lân, 0,6 kg kali và 0,02 kg Hợp Trí Super Humic.
- Với cây trên 8 năm tuổi: 30 - 40 kg phân bò ủ hoai, 1,7 kg phân đạm, 0,8 kg phân lân, 0,8 kg kali và 0,025 kg Hợp Trí Super Humic.
Tiến hành bón phân vào các thời kỳ: khi cây đón hoa vào tháng 2 - 3, thời kỳ nuôi cành nuôi trái vào tháng 6 - 7, bón thúc và vun gốc vào tháng 10 - 11.
Ngoài bón phân gốc vào mỗi thời kỳ sinh trưởng, để cây phát triển tốt và cho năng suất cao thì bà con cần sử dụng thêm phân bón lá để cây được phát triển toàn diện và trái lớn. Bà con có thể sử dụng các loại phân bón lá trên thị trường như Hợp Trí Organo Forge, Bud Booster, Multipholate, Hợp Trí HK 7-5-44 + TE, Seniphos…
4. Chăm sóc
Mãng cầu Na sẽ cho trái sau khi trồng 2 năm, trái đạt cao nhất khi cây ở năm 4 -5 năm. Để cây có thể thu hoạch được lâu thì cần thường xuyên vệ sinh vườn, cắt bỏ cành sâu bệnh sau mỗi lần thu hoạch xong.
5. Phòng trừ sâu bệnh:
a. Phòng trừ sâu hại:
Bọ trĩ: gây hại lá non, bông và trái non, thường xuất hiện nhiều trong mùa khô. Phòng trị bằng cách vệ sinh vườn tược, cắt tỉa vườn cho thông thoáng… nếu áp lực gây hại lớn có thế sử dụng các loại thuốc như Brightin 4.0EC + Thiamax 25WG, Actimax 50WG + Thiamax 25WG để xử lý.
Bọ trĩ trên lá
Rệp sáp gây hại lá non, trái non, trái lớn, làm mất thẩm mỹ trái. Phòng trị bằng cách vệ sinh cắt tỉa bỏ cành sâu bệnh, tạo vườn thông thoáng, có thể sử thuốc hóa học khi cần thiết như Maxfos 50EC để xử lý.
Rệp sáp gây hại trái
Rệp sáp trên bông
Nhện đỏ gây hại tất cả các giai đoạn, gây hại nhiều trong mùa khô làm trái bị lem mất thẩm mỹ, có thể xử lý Nilmite 550SC và Brightin 4.0EC khi cần thiết.
Nhện đỏ gây hại trái
Bọ xít muỗi gây hại trên lá non, đọt non, bông và trái non, vết chích ban đầu như úng nước, sau chuyển sang màu xám đen, thâm đen loang ra gây cháy khô, do nước bọt của bọ xít muỗi chứa các Emzyme thủy phân, Enzyme Oxi hóa khử làm cháy mô non lân cận. Có khi cả cành, tán cây, trái bị khô, biến dạng. Trên trái non chúng làm chai trái, nứt nẻ biến dạng. Có thể xử lý thuốc Permecide 50EC + Thiamax 25WG để trị.
Bọ xít muỗi gây hại trên bông và đọt ngon
Bọ xít muồi gây hại trên trái
Ruồi đục trái gây hại từ thời điểm đậu trái đến thu hoạch, gây hại nhiều trong mùa mưa, làm trái có dòi mất năng suất và giảm giá thành, biện pháp xử lý dùng bẫy bả, bẫy pheromone, bao trái…Biện pháp hóa học: có thể xử lý thuốc Permecide 50EC phun thời điểm trái được 2 tháng trở đi phun cách nhau 7 ngày một lần.
Ruồi vàng chích gây dòi trên trái
Ngoài ra còn có một số sâu hại khác như bọ đục bông, rầy mềm, sâu cuốn lá… gây hại nhưng không đáng kể.
b. Bệnh hại
Thán thư làm khô bông, khô trái, có thể xử lý thuốc Tepro Super 300EC, Envio 250SC để phòng trị, xử lý sớm khi bệnh vừa xuất hiện.
Thán thư trên bông
Thán thư trên trái
Bệnh nứt thân, thối gốc do nấm Phytophthora sp. gây hại, nếu bệnh nặng có thể chết cả cây. Nên xử lý sớm khi bệnh vừa xuất hiện bằng thuốc Eddy 72WP quét vào vết bệnh.
Bệnh nứt thân
Bệnh thối gốc
Vàng lá thối rễ: Nguyên nhân do tuyến trùng, rệp sáp đất là các tác nhân gây hại chính, làm giảm khả năng miễn dịch của bộ rễ, từ đó tạo kiện để các nấm tấn công như Fusarium sp., Pythium sp., Phytophthora sp., Rhizoctonia sp. …xâm nhập và gây hại làm cho lá vàng, rễ bị thối, cây phát triển kém, bệnh nặng có thể chết cả cây. Để xử lý, bà con nên sử dụng Eddy 72WP + Hợp Trí Super Humic để đổ gốc.
Bệnh vàng lá
Bệnh thối rễ
6. Thu hoạch
Mãng cầu Na được thu làm nhiều đợt khi quả đã mở mắt (nở gai) và vỏ quả đã chuyển sang màu vàng xanh. Nên tiến hành hái quả còn một đoạn cuống và đợi khoảng vài ngày khi quả đã chín mềm là ăn được.
Để bảo quản trái được tốt và vận chuyển xa bà con nên sử dụng giấy báo hoặc xốp lưới để bao trái.
Kỹ sư Nguyễn Thành Quí – Nhân viên Kỹ thuật Hợp Trí Tây Ninh