1. NHẬN BIẾT CỎ DẠI Ở RUỘNG LÚA
Nhóm cỏ lá hẹp (cỏ hòa bản, cỏ một lá mầm): Lá hẹp dài, gân lá song song, thân tròn, rỗng, lá mọc đứng và mọc thành 2 hàng dọc theo thân từ đầu lá tới cổ lá. Rễ của loại này thường là rễ chùm và mọc cạn trên bề mặt đất. Nhóm này có các loại cỏ như cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ nước mặn… Đây là nhóm cỏ dễ lây lan diện rộng do hạt cỏ nhẹ, dễ phát tán trong gió.
Echinochloa crus - galli (L.) Beauv.
Cỏ lồng vực (cỏ gạo)
Leptochloa chinensis (L.) Nee.
Cỏ đuôi phụng (cỏ bông cám)
Echinochloa colona (L.) Link.
Cỏ lồng vực cạn (cỏ nước mặn)
Nhóm cỏ lá rộng (cỏ hai lá mầm): lá thường rộng và mọc đối xứng nhau, mặt trên và mặt dưới lá có cấu trúc gân lá đa dạng như hình lông chim, hình rẽ quạt... Thân hình trụ tròn và phân nhiều nhánh. Hoa của nhóm cỏ này cũng rất đa dạng gồm hoa đơn, hoa chùm. Các loại cỏ trong nhóm này gồm có: rau mương, cỏ xà bông, rau bợ, cỏ đồng tiền, rau mác bao, bồng bồng...
Monochoria vaginalis (Burm.f.) Presl.
Rau mác bao
Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven
Rau mương
Marsilea minuta L.
Bạc bợ, rau bợ
Nhóm cỏ chác lác (cỏ cói lác): Các loại cỏ trong nhóm này có lá mọc thành 3 hàng dọc theo thân, thân thường cứng, thẳng ruột có 3 cạnh. Nhóm cỏ này gồm có: cói lác, cỏ chác, cỏ lác rận, cỏ lác mỡ...
Fimbristylis miliacea (L.) Vahl
Cỏ chác
Cyperus iria L.
Lác rận
Cyperus elatus L.
Lác mỡ
2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI TRONG RUỘNG LÚA
a. Biện pháp canh tác:
- Vệ sinh đồng ruộng: tiến hành thu gom các tàn dư cây trồng, nhất là cỏ dại và bông cỏ đem tiêu hủy. Khi thu hoạch lúa xong, tận dụng thời gian đất trống bơm nước vào ruộng khô nhử cỏ và lúa cỏ mọc lên cao 5-10 cm, tiến hành cày vùi lấp toàn bộ cỏ, bừa trục kỹ mới gieo sạ lúa, sẽ giảm bớt lượng hạt cỏ có trong đất.
- Cày bừa làm đất kỹ để mặt ruộng bằng phẳng, thoát nước tốt và bón lót thêm phân lân trộn với Hợp Trí Super Humic (1-2 kg/ha) giúp lúa ra rễ nhanh, khỏe phát triển mạnh, lấn át được cỏ dại và chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất lợi.
- Sử dụng giống đạt chuẩn giống xác nhận hay giống nguyên chủng nhằm hạn chế cỏ dại lẫn tạp.
- Điều chỉnh chế độ nước phù hợp sau khi sạ cấy và duy trì mực nước ruộng theo các giai đoạn sinh trưởng của lúa để ém cỏ. Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng.
- Sạ hàng, gieo sạ mật độ hợp lý để thuận tiện việc quản lý cỏ dại trong ruộng. Thường xuyên dọn cỏ ven bờ ruộng, kinh mương, cắt bông cỏ còn sót trên ruộng trước khi cỏ kết hạt để tránh rụng xuống và tồn trữ trong đất.
b. Biện pháp hóa học:
Thời điểm 3-9 NSS ( tốt nhất là 3-5 NSS): Hilton USA 320EC , 50ml/25l, 1,5 bình/ 1000m2, nếu phun trễ 6-9 NSS thì sử dụng liều 75ml/25l
Lưu ý :
- Làm đất kỹ cho sạch cỏ gốc.
- Phun kỹ cho thuốc phân bố đều bề mặt ruộng và để tiếp xúc với lá cỏ tốt.
- Vô nước lúc 1-2 ngày sau phun , giữ nước để cỏ chết triệt để
Để quản lý hiệu quả cỏ hòa bản, lá rộng và chác lác, có thể hỗn hợp:
- 8-10 ngày sau sạ: Elano 20EC (25/25 lít) + thuốc trừ cỏ có hoạt chất Bentazone.
- 10-20 ngày sau sạ: Elano 20EC(50/25 lít) + thuốc trừ cỏ có hoạt chất Bentazone.
Ruộng sạch cỏ khi phun Elano 20EC hỗn hợp thuốc trừ cỏ có hoạt chất Bentazone
(điểm khảo nghiệm ở ấp Tân Thuận B – Tân Mỹ – Lấp Vò – Đồng Tháp)
Trước phun
14 ngày sau phun,
ruộng không thấy cỏ mọc
21 ngày sau phun,
ruộng rất sạch cỏ
Để diệt sạch cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực còn sót lại, trên 20 ngày sau sạ, tiến hành phun phun vét, phun chòm bằng Elano 20EC liều lượng 100 ml/25 lít.
Elano 20EC thuốc trừ cỏ chọn lọc, hậu nẩy mầm, đặc trị cỏ đuôi phụng & lồng vực. Thuốc hấp thu dễ dàng qua lá, lưu dẫn qua mạch libe sau đó tích tụ tại đỉnh sinh trưởng, giết đỉnh sinh trưởng của cỏ. Lá cỏ bên ngoài từ từ héo vàng, cháy khô, cỏ chết hoàn toàn sau khi phun thuốc 7 – 10 ngày. Rất an toàn cho cây lúa.
ThS. Lê văn Thành
Phòng NC&PTSP