Published in: Cây lúa
Create date: Sep 22, 2021

Biện pháp phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa từ Hợp Trí

Lem lép hạt là một hội chứng của nhiều tác nhân gây ra trên hạt lúa. Lem lép hạt có thể do nấm, vi khuẩn… gây ra khi lúa đang trong giai đoạn đòng trổ. Bệnh xuất hiện và gây hại khá phổ biến ở tất cả các vùng trồng lúa của nước ta cũng như các nước trồng lúa trên thế giới. Nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả, bệnh lem lép hạt có thể gây thiệt hại năng suất rất lớn, làm giảm giá trị nông phẩm, ảnh hưởng đến vụ lúa tiếp theo.

1. TRIỆU CHỨNG BỆNH GÂY HẠI

Bệnh lem lép hạt lúa do 13 -14 loài nấm và 3 - 4 loài vi khuẩn gây ra.

Khi bị bệnh, hạt lúa có gạo bị lem (lửng) và hạt lúa không có gạo bị lép hoàn toàn (lép), vỏ trấu của hạt bệnh có màu xanh nhạt rồi chuyển màu vàng hoặc các vết đốm có màu nâu, nâu sậm hoặc biến đổi từ màu nâu đến lốm đốm đen trên hạt lúa. Các triệu chứng tùy thuộc tác nhân:

  • Lem lép do nấm (lép đen): Các nấm gây hại trên hạt có vết màu tím đến tím sậm, màu nâu nhạt đến sậm. Khi độ ẩm không khí cao, bên ngoài các màu sắc này có lớp phấn trắng bao phủ ở trên.
LemLepHatDoNam 01
LemLepHatDoNam 02
LemLepHatDoNam 03

Hạt lúa bị lem lép do nấm

  • Lem lép do vi khuẩn (lép vàng): Khi lúa trổ, vỏ trấu mở ra, vi khuẩn sẽ tấn công vào bên trong hạt lúa. Những nhánh gié có hạt lúa nhiễm bệnh không thụ phấn được hạt sẽ bị lép, vỏ trấu không biến màu hoặc có màu vàng, xanh nhạt. Khi hạt vào chắc, các nhánh không bị bệnh, hạt nặng oằn xuống, còn các nhánh bệnh nhẹ hơn đứng thẳng, bà con thường gọi là “bắn máy bay”. Bệnh gây hại một vài nhánh gié của gié lúa, bệnh nặng làm cả gié lúa bị lép. Khi tách vỏ trấu của hạt bị bệnh sẽ thấy phôi nhũ bị thối không vào hạt gạo được.
LemLepHatDoViKhuan 01
LemLepHatDoViKhuan 02

Lem lép do vi khuẩn

2. ĐIỀU KIỆN GÂY BỆNH VÀ TÁC HẠI CỦA BỆNH LEM LÉP HẠT

Một trong những yếu tố lưu truyền bệnh là do nấm, vi khuẩn bám trên vỏ trấu hạt lúa sau khi thu hoạch, lưu tồn và tiếp tục gây hại làm hạt bị lem. Vi khuẩn còn tồn tại trong đất, trong nước hay lây lan từ gié lúa này sang gié lúa khác cũng là tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, trên các chân đất ruộng nhiễm phèn, nhiễm mặn thì các bệnh gạch nâu, đốm nâu sẽ phát triển mạnh và cũng làm cho hạt lúa bị lem lép về sau. Cỏ dại cũng là ký chủ cho nấm bệnh phát tán trong ruộng lúa. Sâu bệnh tấn công lúa vào giai đoạn đòng trổ làm gia tăng khả năng bị lem lép hạt.

Bệnh phát sinh, phát triển và gây hại từ khi cây lúa trổ bông trở đi, thời kỳ dễ nhiễm bệnh nhất là giai đoạn trổ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều. Trên thực tế hầu như khó có giống lúa, thời vụ nào tránh được bệnh lem lép hạt gây hại, chỉ là mức độ ít hay nhiều tùy vào điều kiện thời tiết và khả năng kiểm soát bệnh. Nếu bệnh tấn công sớm, lại gặp thời tiết thuận lợi cho bệnh mà không phun xịt thuốc phòng trị kịp thời thì tỷ lệ lép lửng sẽ rất cao, gây thất thu rất lớn.

Lem lép hạt làm giảm năng suất lúa, giảm phẩm chất của hạt lúa thu hoạch được. Hạt bị lem có mang mầm bệnh và sẽ lây lan bệnh cho vụ sau.

4. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

a. Biện pháp canh tác:

  • Vệ sinh đồng ruộng: tiến hành thu gom, dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại ra khỏi ruộng. khi thu hoạch xong nên cày vùi rơm rạ ngay để diệt mầm bệnh.
  • Sử dụng giống xác nhận, không dùng giống vụ trước bị lem lép gieo sạ lại. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng AgriLife 100SL.
  • Gieo sạ thời vụ thích hợp để tránh lúa trổ gặp mưa gió nhiều; giai đoạn lúa đòng trổ không để ruộng khô hạn.
  • Bón phân cân đối không bón quá nhiều phân đạm, trộn đều NPK với Hợp Trí Super Humic (1 - 2 kg/ha) bón thúc lần 1 giúp lúa phát triển nhanh mạnh khỏe. Giai đoạn 30-35 ngày sau sạ, bà con nên phun Hợp Trí Casi với liều lượng 40ml/ 25 lít giúp cây lúa cứng cây, đứng lá, không đổ ngã và tăng sức đề kháng với nấm, khuẩn từ đó hạn chế bệnh lem lép hạt.

b. Biện pháp hóa học:

Được xem là biện pháp hữu hiệu nhất nên phun thuốc để phòng ngừa các bệnh lem lép hạt là cần thiết ở hai giai đoạn:

  • Phun lúc lúa trổ lẹt xẹt: 25ml AgriLife 100SL +25ml Keviar 325SC/25 lít để kiểm soát bệnh từ lúc lúa trổ lẹt xẹt đến trổ đều.
  • Phun lúc lúa trổ đều: 25ml AgriLife 100SL +25ml Keviar 325SC/25 lít để kiểm soát sạch bệnh từ lúc lúa trổ đều đến chín
AgriLife 100SL

+

Keviar 325SC

AgriLife 100SL thuốc trừ bệnh hữu cơ, khô nhanh vết bệnh chặn đứng lây lan, hạn chế kháng thuốc.

Keviar 325SC đặc trị nấm bệnh với hai hoạt chất trừ nấm thế hệ mới: Azoxystrobin, Difenoconazole; bổ sung thêm phụ gia giúp cây tăng đề kháng, trừ bệnh nhanh. Dạng huyền phù, không gây nóng bông.

Bệnh lem lép lúa được kiểm soát tốt sau khi phun hỗn hợp AgriLife 100SL + Keviar 325SC

(điểm khảo nghiệm ở ấp 3 – Đốc Binh Kiều – Tháp Mười – Đồng Tháp)

PhunLan1

Phun thuốc lần 1 (trổ xẹt)

PhunLan2

Phun lần 2 (lúa trổ đều)

HatLuaSangVang

Hỗn hợp AgriLife + Keviar hạt lúa sáng vàng

ThS. Lê văn Thành
Phòng NC&PTSP

HTR_MORE_IN_CATEGORY