Đối với cây xoài, giai đoạn ra bông, đậu trái có thể được xem là giai đoạn cực trọng của cả chu kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, trong giai đoạn này cũng thường xuất hiện nhiều loại bệnh hại quan trọng, nếu phòng trị không đúng và không kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng về sau. Hai bệnh hại quan trọng và khó phòng trị nhất trong giai đoạn này chính là bệnh Thán thư do nấm và Đốm đen do vi khuẩn. Trong khi bệnh Thán thư do nấm bà con đã biết từ lâu và có nhiều kinh nghiệm phòng trừ nhưng đối với bệnh Đốm đen do vi khuẩn thì có lẽ còn xa lạ với nhiều bà con nông dân vì triệu chứng trên bông rất khó phân biệt với bệnh Thán thư và cũng mới xuất hiện gần đây.
1. TÁC NHÂN:
- Bệnh Thán thư: do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
- Bệnh Đốm đen: do vi khuẩn Xanthompnas campestris pv. gây ra.
2. CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH THÁN THƯ VÀ ĐỐM ĐEN VI KHUẨN TRÊN BÔNG XOÀI:
- Đối với bệnh Thán thư, vết bệnh là các đốm nhỏ hình góc cạnh không đều, màu đen và xuất hiện với mật độ dày đặc. Các đốm bệnh liên kết lại với nhau thành đám màu nâu đen rồi dần dần lớn lên khiến cho hoa không nở và không thụ phấn được. Vết bệnh thán thư thường khô và không ăn lan vào các gié bên trong.
Bệnh Thán thư
- Đối với bệnh Đốm đen do vi khuẩn vết bệnh cũng màu đen nhưng hơi sũng ướt, vết bệnh ăn lan vào trong các gié và cành hoa. Toàn bộ phát hoa bị bệnh có triệu chứng co rút lại.
Bệnh đốm đen
3. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN
- Đối với bệnh thán thư bông xoài: Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát sinh và phát triển của bệnh. Nếu ẩm độ cao trên 85% và nhiệt độ tương đối thấp dưới 25% là điều kiện lý tưởng cho bệnh phát triển. Sương mù đóng vai trò quan trọng làm tăng tỷ lệ bệnh thán thư trên vườn xoài. Bào tử nấm Colletotrichum gloeosporioides có sẳn từ các bộ phận đã nhiễm bệnh trên cây xoài hoặc trên các tàn dư trong vườn gặp điều kiện thuận lợi dễ dàng nảy mầm và theo đường nước tưới hoặc nước mưa để phát tán mầm bệnh. Trên các bộ phận non của cây, bào tử tạo ra giác bám xâm nhập qua lớp biểu bì và phân tán trong mô gây ra các vết bệnh màu đen và nhanh chóng phát triển.
- Đối với bệnh đốm đen do vi khuẩn: Vi khuẩn Xanthomonas campestric pv. có thể tồn tại 8 tháng trên các mô sống của cây, chúng theo nước mưa hoặc nước tưới lây lan từ cây này sang cây khác bằng nhiều cách. Chúng xâm nhập vào bên trong mô cây thông qua các vết chích của côn trùng hay các vết thương trong quá trình chăm sóc như làm cỏ, bón phân, cắt cành tạo tán…Ẩm độ cao, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
4. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ:
a. Biện pháp tổng hợp
- Sau mỗi đợt thu hoạch nên cắt tỉa cành vô hiệu, cành vượt, cành sâu bệnh mang đi tiêu hủy. Kết hợp phun rửa vườn bằng Norshield 86.2WG liều lượng 300g/ 200 lít.
- Bón phân cân đối, không bón quá nhiều phân đạm, trộn đều phân chuồng hoai và NPK với Hợp Trí SuperHumic (20kg/ha), bón đều xung quanh gốc, giúp cho đất tơi xốp tăng hoạt động các vi sinh vật có lợi, giúp rễ phát triển mạnh, cây sinh trưởng khỏe, tăng sức đề kháng nấm bệnh.
- Thúc tược đồng loạt, dưỡng tược khỏe mạnh làm tiền đề cho việc xử lý ra hoa đồng loạt dễ chăm sóc: tược non mới nhú phun Bud Booster + Hợp Trí Organo Forge (250g + 200ml/ phuy 200 lít), phun lại Bud Booster sau khi lá đọt đã mở hết cở để dưỡng lá xanh dày.
b. Biện pháp hóa học
- Giai đoạn ra bông – đậu trái phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn 3-4 lần tùy theo điều kiện thời tiết và mùa vụ. Nếu ra bông trong mùa nắng ít mưa 7-10 ngày phun 1 lần, nếu ra bông trong mùa mưa 3-5 ngày phun 1 lần. Sử dụng thuốc trừ bệnh hữu cơ đặc trị vi khuẩn AgriLife 100SL kết hợp thuốc trừ bệnh thán thư Envio 250SC để vừa phòng trừ bệnh thán thư do nấm vừa phòng trừ bệnh đốm đen do vi khuẩn.
- Thời điểm và số lần phun:
- Lần 1: khi phát hoa dài 5-7cm
- Lần 2: khi hoa sắp trổ
- Lần 3: khi hoa xổ nhụy, đậu trái trứng cá
- Lần 4: khi trái bằng ngón tay cái.
- Liều lượng:
- Nếu phun lượng nước từ 800 - 1.000 lít/ha, pha 200 ml AgriLife 100SL + 200ml Envio 250SC/ phuy 200 lít.
- Nếu phun lượng nước từ 1.200 – 1.600 lít/ha, pha 150 ml mỗi loại/ phuy 200 lít.
- Nếu phun lượng nước trên 1.600 lít/ha, pha 125 ml mỗi loại/ phuy 200 lít.
Lưu ý: pha Envio trước và Agrilife sau, có thể pha chung thuốc trừ sâu và Bortrac để chống rụng hoa, rụng trái non, định hình trái tròn đẹp.
AgriLife 100SL: thuốc trừ bệnh hữu cơ, không có thời gian cách ly, được dùng trong nông nghiệp hữu cơ và sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
Envio 250SC: thuốc trừ nấm, đặc trị bệnh thán thư, mức cho phép dư lượng cao, thời gian cách ly ngắn (3 ngày) nên an toàn với người tiêu dùng và cây trồng.
Bông xoài sáng đẹp sau khi phun Envio 250SC và AgriLife 100SL
(điểm khảo nghiệm ở ấp Phú Quý – La Ngà – Định Quán – Đồng Nai)
Phun phòng khi xoài nhú bông
3 ngày sau phun không thấy xuất hiện bệnh thán thư, đốm đen bông
7 ngày sau phun bông xoài sáng, không nhiễm bệnh
Ngoài ra, bệnh Thán thư và Đốm đen còn có thể gây hại trên trái ở tất cả các giai đoạn, kể cả sau thu hoạch. Vì vậy để bảo vệ trái ít bệnh nhất bà con có thể sử dụng AgriLife 100SL + Envio 250SC thêm 2 lần nữa ở giai đoạn trái.
- Lần 1: khoảng 1 tháng sau khi đậu trái (trước khi bao trái)
- Lần 2: trước khi thu hoạch 2-3 ngày hoặc có thể nhúng trái xoài với dung dịch AgriLife 100SL (2ml/1 lít nước) sau khi thu hoạch.
Bệnh Thán thư do nấm
(Colletotrichum gloeosporioides)
Bệnh Đốm đen do vi khuẩn
(Xanthomonas campestris pv.)
ThS. Lê văn Thành
Phòng NC&PTSP