Tùy theo mục đích và điều kiện, bà con nông dân có thể lựa chọn một trong các hình thức sản xuất ruộng mạ cho phù hợp như sạ lan, sạ hàng, gieo mạ sân hay gieo mạ ruộng. Mỗi hình thức sẽ có những ưu nhược điểm riêng:
- Hình thức sạ lan: đỡ tốn công cấy nhưng tốn nhiều giống, khó quản lý dịch hại, tốn nhiều phân bón – thuốc BVTV, khó khử lẫn, chất lượng thu hoạch không đồng đều...
- Hình thức sạ hàng: tiết kiệm giống, thời gian gieo sạ, dễ khử lẫn, cải thiện được chất lượng thu hoạch và tương đối dễ quản lý dịch hại hơn so với sạ lan nhưng chưa rút ngắn được vòng quay của đất và khó né lũ, né mặn cuối vụ.
- Hình thức gieo mạ sân và gieo mạ ruộng: cả hai hình thức này đều có điểm chung là rút ngắn được vòng quay của đất, chủ động né lũ, né mặn cuối vụ, tiết kiệm được giống cũng như phân bón – thuốc BVTV, dễ quản lý dịch hại, dễ khử lẫn, chất lượng thu hoạch đồng đều. Tuy nhiên gieo mạ ruộng nhược điểm hơn gieo mạ sân ở chỗ phải cấy tay nên tốn nhiều công lao động và sinh trưởng của cây lúa có thể không đồng đều.
Trong bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bà con nông dân 02 hình thức gieo mạ sân và gieo mạ ruộng nước. Đặc biệt là cách chăm sóc giúp cây mạ cứng khỏe, không sâu bệnh, khả năng đề kháng tốt để dễ dàng cấy máy hoặc cấy tay, cây không bị mất sức sau khi cấy, lúa phát triển tốt cho năng suất cao và chất lượng đồng đều.
1. Qui trình sản xuất mạ sân:
Chuẩn bị khay: Làm sạch, vệ sinh khay trước khi sử dụng. Khay gieo mạ là khay chuyên dụng, chúng ta có thể sử dụng 02 loại khay phổ biến phục vụ cho cấy máy tùy theo nhu cầu.
Loại 1: Khay có kích thước 30cm x 60cm x 3cm, sử dụng cho máy cấy có khoảng cách hàng cách hàng 30cm.
Loại 2: Khay có kích thước 25cm x 60cm x 3cm, sử dụng cho máy cấy có khoảng cách hàng cách hàng 25cm.
Chuẩn bị giá thể: Giá thể có 02 thành phần chính sơ dừa và bùn hoặc đất bột.
Sơ dừa: Sơ dừa phải được sàn để loại bỏ phần sợi.
Bùn: được lấy từ ao, mương cho vào bạc nilong. Đất bột (đất bùn) phơi khô sau đó đem đi nghiền lấy phần mịn 4mm.
Phối trộn giá thể tỉ lệ 1:3: cứ 1 sô bùn thì trộn với 3 sô sơ dừa. 1m3 giá thể sẽ trộn 1kg HT Super Humic.
Ngâm ủ lúa giống: 4-6kg lúa giống cấy 1.000m2, lúa ngâm ủ, nứt nanh, xã chua sau đó để ráo nước, trộn thuốc xử lý hạt giống Agri-life 100SL, liều lượng 2ml/ 1L/20kg lúa.
Chuẩn bị gieo mạ: Rải một lớp đất nền, có độ dày 1,5-2cm sau đó rải lên 1 lớp sơ dừa mỏng có độ dày 0,5cm sau đó lấy hạt giống rải đều hết mặt khay. Lấp mặt khay thêm một lớp sơ dừa 0,5cm sau đó dùng lưới cước đậy kín khay đã gieo. Mạ được đặt nơi đủ ánh sáng, thoáng để mạ phát triển tốt
Chăm sóc mạ:
Tưới nước thường xuyên 2 lần/ ngày.
Tưới 200gr phân DAP pha loãng lúc mạ được 5-6 ngày tuổi (cho 1.000 m2), có thể phun thêm Hydrophos ZN + Hợp Trí Organo Forge với liều dùng (50ml + 25ml/ 25Lít).
Mạ 3-4 ngày tuổi pha Thiamax 25WG (6g/25Lít) phun đều lên líp mạ để phòng ngừa bọ trĩ và phun lại một lần trước khi cấy 1 ngày.
Cấy mạ:
Theo dõi thường xuyên ẩm độ giá thể và tưới ướt đẫm 1 ngày 1 lần trong giai đoạn 1-4 ngày đầu và sau đó tưới 2 lần. Trước khi đưa mạ đi cấy 1-2 ngày, kiểm tra điều chỉnh độ ẩm giá thể vừa phải không qua ướt (khi cuộn mạ nước không đọng ở đáy khay) hoặc quá khô sẽ dễ gãy, bể giá thể.
Ảnh nguồn: http://www.khuyennonghaugiang.com.vn/Default.aspx?tabid=1441&ndid=4171
Kiểm tra mạ: tuổi mạ 9-14 ngày, chiều cao mạ (từ 10 – 20cm) hoặc số lá mạ (2-3 lá), bề dày thảm mạ (2,5 - 3cm) phủ rễ trắng, rễ mạ đan xen vào nhau, đảm bảo kết thành thảm khi nhấc lên khỏi khay; cây mạ khỏe.
Trước khi cấy khoảng 10 tiếng nên để mạ khô để máy cấy cấy đều khóm.
* Lưu ý:
- Khi vận chuyển mạ đến ruộng cấy, mạ được cuộn lại phải cho chiều rễ ra ngoài.
- Khi cuộn mạ phải cấy ngay trên ruộng, nếu mạ đã cuộn mà chưa cấy liền, cần để mạ nơi thoáng mát để tránh trường hợp mạ yếu, mất sức chậm phục hồi sau cấy.
2. Gieo mạ ở ruộng ướt
Chuẩn bị đất để gieo mạ
Vệ sinh nơi gieo mạ: Trước khi gieo mạ cần vệ sinh sạch cỏ dại và tàn dư thực vật cả trong ruộng và xung quanh ruộng gieo mạ, xử lý hết tàn dư thực vật để ngăn ngừa chuột, sâu bệnh và ốc bươu vàng bằng Milax 100GB (liều dùng 0.5kg/1.000m2).
Đất làm nền gieo mạ thường được chọn nơi thuận lợi cho việc chăm sóc, tưới tiêu và khu đất tốt đồng đều.
Đất được cày – xới hay cuốc, bừa cho đất mềm nhão và san bằng, đánh luống rộng khoảng 1-1,5m.
Bón phân lót
Lượng phân bón: Tuỳ đất mà sử dụng lượng phân bón lót khác nhau. Có thể bón với lượng: 3kg đạm urê + 0.5 kg HT Super Humic cho 500m2.
Lên luống
Dùng cuốc (hay trang) đánh các đường rãnh để lên luống rộng từ 1,2-1,4m, rãnh sâu 20cm, rộng 20-25cm.
Gieo mạ
Hạt giống được ngâm-ủ nẩy mầm (nứt nanh) và được gieo - rải đều trên mặt luống. Mật độ gieo tối đa 1kg giống/ 20m2 (cho cấp giống siêu nguyên chủng); và 1kg giống/ 15m2 (cho cấp giống nguyên chủng và xác nhận). Gieo xong, vào thời tiết vụ hè thu nắng nóng cần che tấm lưới đen lại tránh ánh nắng trực tiếp chiếu xuống luống mạ làm mầm mạ bị cháy.
Chăm sóc đến khi nhổ mạ cấy. Thường trong quá trình chăm sóc, nên tưới hoặc bón phân đạm (urea) 7-10 ngày sau khi gieo hay dùng phân 5kg Urea + 5kg DAP bón cho 1000 m2 mạ. Có thể bón lần 2 tùy theo độ phì của đất và mùa vụ. Cung cấp nước cho mạ sau khi gieo 3 ngày và giữ mức nước ngập thích hợp từng tuổi mạ (khoảng 2-3cm).
Tuổi mạ lúc 12- 14 ngày nhổ cấy rất thích hợp.
Bón thúc cho mạ:
Khi mạ có 2-4 lá, bón thúc lượng phân 2-3 kg kali Clorua + 2-3 kg urê.
Nếu cây mạ hơi có màu vàng thì bón thêm 2 kg ure/500 m2 trước khi nhổ đi cấy từ 2-3 ngày gọi là bón tiễn chân mạ.
Phòng trừ sâu cho mạ gieo ở ruộng ướt:
Mạ 3-4 ngày tuổi pha Brightin 4.0EC + Thiamax 25WG (10ml + 6g/25Lít) phun đều lên mạ để phòng ngừa rầy nâu, bọ trĩ và phun lại một lần trước khi cấy 1 ngày.
Một số sản phẩm cần thiết
Nguyễn Quốc Lãnh
P.NC & PTSP