1. Tác nhân: Bệnh do nấm Phytophthora colocasiae gây ra.
Khoai môn bị bệnh cháy lá
2. Triệu chứng:
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến cuống lá và thân ống. Giai đoạn đầu, dấu hiệu đặc trưng là ở mặt trên của lá hình thành các đốm sũng nước tròn màu nâu nhỏ, rộng từ vài milimet đến 2 cm. Thông thường, vết bệnh xuất hiện ở chót lá và bìa lá, nơi nước tích tụ, hoặc cũng xuất hiện ở giữa phiến lá. Trên một lá có thể xảy ra nhiều vết bệnh cùng lúc. Sau đó, các cạnh của vết bệnh bắt đầu lan rộng thành vết lớn hơn, màu xám, hoặc màu đen đến gần tím. Thường thấy có lớp lông màu trắng mịn xung quanh vết bệnh, đặc biệt vào buổi sáng sớm.
Một triệu chứng đặc trưng nữa của bệnh cháy lá khoai môn là dịch màu vàng đến đỏ rỉ ra từ trung tâm của đốm bệnh. Dịch tiết chuyển sang màu nâu tối và sau đó khô cứng trở lại. Khi vết bệnh lan nhanh chiếm diện tích phần lớn của lá, phần lá bệnh bị mục nát trong một vài ngày dẫn đến thủng rách lá. Lá bị thối nhưng không rời khỏi cuống lá. Thông thường 6 - 7 lá trên mỗi cây chỉ còn khoảng 3 – 4 lá sau khi bệnh xâm nhập. Cây bệnh nặng sẽ làm tàn lụi bộ lá trước khi thu hoạch.
Bệnh làm giảm diện tích lá, giảm hiệu suất quang hợp của cây khoai môn, dẫn đến giảm năng suất từ 30-50%.
3. Điều kiện cho bệnh phát triển
Bệnh cháy lá khoai môn gây hại quanh năm, tuy nhiên bệnh phát triển mạnh nhất khi gặp điều kiện môi trường có ẩm độ cao, nhất là khi có mưa.
Nấm Phytophthora colocasiae có khả năng tồn tại lâu trong các mô đất khô. Nấm xâm nhập vào lá bằng cách nảy mầm bọc bào tử hoặc động bào tử xuyên qua biểu bì trên và biểu bì dưới của lá. Khi lá bị bệnh, chung quanh vết bệnh hình thành một lớp bột trắng mọng là các bào tử vô tính gọi là bọc bào tử có hình bầu dục nhọn ở một đầu, bọc bào tử trong suốt có 1 cuống gai ngắn. Bọc bào tử phần lớn nảy mầm gián tiếp tạo thành các động bào tử bơi lội trong nước, bơi trong nhiều giờ và bị hấp dẫn bởi chất hữu cơ hay mô cây khoai môn. Sau đó tạo thành nang bào tử (mất đuôi), nang bào tử nảy mầm thành các sợi nấm (mycelium) sợi nấm xâm nhiễm vào cây. Các bọc bào tử cũng có thể nảy mầm trực tiếp bằng cách hình thành ống bào tử xâm nhập vào cây khoai môn nhưng ít xảy ra.
Sau khi xuất hiện, bệnh có thể lây lan rất nhanh nhờ động bào tử khi có giọt nước mưa hoặc mưa kết hợp với gió. Mặc dù lá khoai môn có sáp trên bề mặt nhưng chỉ cần một lượng nước tích tụ ở hai bề mặt của lá cũng đủ cho các bào tử nấm nảy mầm và xâm nhập vào cây gây hại.
Bệnh lây lan rất nhanh và dễ dàng giữa các tầng lá trong một cây hoặc từ cây này sang cây khác. Quá trình lây lan bệnh có thể xảy ra có thể xảy ra với một khoảng cách rất xa do sự di chuyển hoặc trao đổi củ giống, chồi lá, và dọc lá đã bị nhiễm bệnh.
4. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH
a. Phòng bệnh:
- Vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, gom những cọng bệnh, lá bệnh từ vụ trước hoặc các cây mới bị nhiễm bệnh đem tiêu huỷ.
- Chọn củ giống có màu sáng, không thối hoặc khô ở đít, không bị tróc vỏ, lớp vỏ ngoài có nhiều lông.
- Phun phòng bằng Phytocide 50WP 20g/20 lít.
Hiệu quả xử lý bệnh cháy lá bằng thuốc Phytocide 50WP
Trước khi phun Phytocide 50WP
3 ngày sau phun Phytocide 50WP, vết bệnh bắt đầu khô
10 ngày sau phun Phytocide 50WP, vết bệnh khô và không phát triển
b. Trị bệnh:
Khi thấy xuất hiện bệnh, để tăng hiệu quả trị bệnh, bà con đã tin dùng Phytocide 50WP thì nên dùng hỗn hợp các loại thuốc Phytocide 50WP + Norshield 86.2WG (15g + 50g/ 20 lít) hoặc Eddy 72WP (50 - 60g/ 20 lít). Khi bệnh nặng, phun 2 lần cách nhau 7 ngày.
Bụi môn ở thời điểm 10 ngày sau phun thuốc Phytocide 50WP so với đối chứng không phun thuốc tại ấp An Hòa - Mỹ Hưng B - Lấp Vò – Đồng Tháp.
Thạc sỹ Lê văn Thành – Phòng NC&PTSP
Công ty Cổ phần Đầu tư Hợp Trí.