Thời vụ
Khoai môn có thể trồng quanh năm, nhưng phổ biến trồng ở 3 vụ chính sau:
- Vụ Xuân Hè: trồng tháng 1 – 2 dương lịch, thu hoạch tháng 5 – 6 dương lịch.
- Vụ Hè Thu: trồng tháng 5 – 6 dương lịch, thu hoạch tháng 8 – 9 dương lịch.
- Vụ Thu Đông: trồng tháng 8 – 9 dương lịch, thu hoạch tháng 11 – 12 dương lịch.
Kỹ thuật làm đất
- Khoai môn có bộ rễ ăn cạn, thích hợp đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ ven sông.
- Đất phải được cày, bừa kỹ, san bằng phẳng mặt để tránh bị đọng nước
- Lên luống đôi để trồng 2 hàng, luống rộng 1,8 – 2 m, xẻ mương giữa rộng khoảng 0,2 m.
Kỹ thuật trồng khoai môn
- Ươm giống: chọn củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng 20 – 30 g, không thối hoặc khô đít, lớp vỏ ngoài có nhiều lông.
- Ngâm củ giống trong lu nước có ngập xâm xấp, có xử lý thuốc trừ nấm Eddy 72WP (50 g/16 lít) hay Norshield 86.2WG + Phytocide 50WP (50 g + 15 g/20 lít) trong vòng 4 – 5 giờ, sau đó trải củ giống có lót bao bố nơi mát tránh bị mưa, rồi trùm bao lên ủ củ giống trong thời gian từ 1 – 3 ngày.
- Rải tro trấu lên luống ươm, rồi trải củ đều lên trên mặt luống, sau đó phủ một lớp tro trấu rồi phủ lên trên cùng một lớp rơm mỏng.
- Sau 12 – 15 ngày lấy ra trồng, củ có mầm dài trồng trước và củ có mầm ngắn trồng sau để dễ chăm sóc.
- Mật độ trồng:
- Lượng giống cần 1.200 – 1.500 củ giống/ 1000 m2
- Trồng cây cách cây 0,6 m, hàng cách hàng 1 m. Rạch hàng hoặc đào hốc để đặt củ, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên củ, phủ một lớp rơm rạ lên trên để giữ ẩm.
- Xử lý đất: tưới thuốc trừ nấm bệnh cộng với thuốc trừ sâu dạng hạt như Basudin để diệt kiến, dế có trong đất.
- Phân bón:
- Bón lót toàn bộ phân hữu cơ hoai: 1,5 – 2 m3 + 20 – 25 kg NPK (20-20-15) + 3 – 4 kg KCL.
- Bón thúc:
- Lần 1: 15 – 20 ngày sau khi trồng: 10 kg NPK (20-20-15) + 5 kg KCl + 10 kg DAP. Bón đều cách gốc 15 – 20 cm, vun nhẹ và kết hợp lấp phân.
- Lần 2: 45 – 50 ngày sau khi trồng: 10 kg NPK (20-20-15) + 5 kg KCl + 10 kg DAP.
- Lần 3: 75 - 80 ngày sau trồng: 20 kg NPK + 5 kg KCL.
- Phun phân bón lá:
- Để giúp rễ phát triển tốt, cho củ to, phun Hydrophos (50 ml/bình 16 lít) ở giai đoạn củ phát triển, định kì 10 – 15 ngày/lần, từ 2 – 3 lần/vụ.
- Để tăng chất lượng củ, nặng cân: Hợp Trí HK NPK 7-5-44 +TE (50 g/bình 16 lít), phun giai đoạn 60 – 80 ngày sau trồng.
Chăm sóc khoai môn
- Vun đất: vun xới đất nhẹ khi bón thúc, tránh làm đứt rễ sẽ ảnh hưởng tới năng suất củ. Chỉ xới rãnh luống và vun đất vào gốc khoai.
- Tưới nước: cần tưới nước giữ ẩm và tưới nước sau khi bón phân để phân dễ tan.
Sâu hại chính trên khoai môn
- Sâu xanh: gây hại lá bằng cách ăn thủng lá, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Để diệt trừ sâu xanh, sử dụng các loại thuốc: Brightin 4.0EC, Actimax 50WG, Permecide 50EC. Nên luân phiên để tránh hiện tượng kháng thuốc
- Rầy mềm: chích hút dinh dưỡng thân lá và truyền bệnh virus. Chúng gây hại chủ yếu vào cuối vụ. Diệt trừ bằng thuốc Thiamax 25WG, Permecide 50EC.
- Nhện đỏ: gây hại chủ yếu vào cuối mùa khô, làm lá héo rũ hoặc chết cây con. Để diệt trừ, cần phun các loại thuốc: Brightin 4.0EC, Actimax 50WG, Secure 10EC.
Bệnh hại chính trên cây khoai môn
- Bệnh cháy lá, thối củ: do nấm Phytophthora colocasiae gây ra, chủ yếu gây hại vào mùa mưa. Bệnh xuất hiện đầu tiên là các đốm là tròn 1 – 2 cm, sũng nước, màu hơi tím, đốm nâu trên lá, đốm bệnh lớn dần làm cháy cả lá (bà con gọi là "mặt cọp")
- Phòng bệnh: vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống kháng hoặc ít nhiễm, tránh các lây lan cơ học, phun Eddy 72WP (40 g/bình 16 lít) 2 tuần/lần.
- Trị bệnh: phun Eddy 72WP (40g/ bình 16 lít) hay Norshield 86.2WG + Phytocide 50WP (50 g + 15 g) pha 30 lít khi bệnh mới xuất hiện, pha 20 lít khi bệnh hại nặng, phun 2 lần cách nhau 7 ngày
- Bệnh thối mềm củ: Do nấm Pythium spp. gây ra. Mầm bệnh tấn công rễ và củ làm củ thối mềm và bốc mùi hôi, lá vàng úa, cây héo rồi chết. Phòng bệnh bằng cách luân canh, dùng củ giống lành bệnh; xử lý củ giống và xử lý đất bằng thuốc trừ nấm như Eddy 72WP hay Norshield 86.2WG, Phytocide 50WP.
- Bệnh bướu rễ: Do tuyến trùng Meloidogyne spp gây ra. Rễ và củ nổi bướu, củ bị sần, méo mó, cây lùn, lá vàng như bị thiếu đạm. Phòng bệnh bằng cách luân canh, dùng củ giống lành bệnh. Diệt tuyến trùng trong củ giống bằng các ngâm trong nước 54oC trong vòng 50 phút. Khử đất bằng cách tưới thuốc như Carbosan 25EC (30 – 40 ml/bình 16 lít)... tưới cho thuốc thấm xuống đất.
Thu hoạch
Sau khi trồng 4,5 – 5 tháng, lúc ruộng khoai có 70 – 80% lá khoai môn chuyển sang màu vàng thì có thể thu hoạch. Chọn ngày không mưa để thu hoạch. Nếu thu hoạch khi lá vẫn còn xanh thì không cắt ngay lá mà để nguyên cả cây nơi râm mát trong 5 – 7 ngày để củ chín sinh lý thêm, đảm bảo chất lượng.
Kết quả Mô hình Hợp Trí trên khoai môn cho kết quả rất tốt. (Thực hiện tại hộ anh Trần Anh, ấp An Thạnh, Mỹ An Hưng B , Lấp Vò, Đồng Tháp)
Thời điểm | Sản phẩm/Liều lượng | Cách sử dụng | Tác dụng |
58 ngày sau khi trồng | Phytocide 50WP + Norshield 86.2WG (25g + 50g/ 25 lít) |
Phun phòng: theo dõi và phun sớm khi lá còn non, phun ướt đều hai mặt lá và cây | Bảo vệ lá non khỏi bị nấm Phytophthora colocasiae,…xâm nhiễm gây bệnh cháy lá |
65 ngày sau khi trồng | Phytocide 50WP + Norshield 86.2WG + Hợp Trí HK 9-15-32-TE + Brightin 4.0 EC (25g + 50g + 120g + 10ml/ 25 lít) |
Phun khi khoai môn bắt đầu tượng củ | Phòng sâu, nhện và bệnh cháy lá (mặt cọp), thối củ, thối mềm củ. Giúp tạo củ tốt |
72-79 ngày sau khi trồng | Phytocide 50WP+ Norshield 86.2WG + Hợp Trí HK 9-15-32+TE + Brightin 4.0 EC (25g + 50g + 120g + 10ml/ 25 lít) |
Phun lần 2 sau khi tượng củ | Phòng trị bệnh cháy lá, thối củ, thối mềm củ. Giúp củ phát triển nhanh |
79-86 ngày sau khi trồng | Phytocide 50WP + Norshield 86.2WG + Hợp Trí HK 9-15-32+TE + Brightin 4.0 EC (25g + 50g + 120g + 10ml/ 25 lít) | Phun lần 3 sau khi tượng củ | Phòng trị bệnh cháy lá, thối củ, thối mềm củ. Giúp cho củ mau to |
90-96 ngày sau khi trồng | Phytocide 50WP + Norshield 86.2WG (25g + 50g/25 lít) | Phun trị bệnh khi mưa nhiều | Bảo vệ bộ lá không bị bệnh sương mai, tránh thối củ, giúp tăng năng suất |
Qui trình khuyến cáo phòng trừ bệnh hại chính trên khoai môn
Bệnh cháy lá khoai môn, thối củ: do nấm Phytophthora colocasiae gây ra (bệnh "mặt cọp") | Phòng bệnh: vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống ít nhiễm, phun Eddy 72WP (500g/200 lít) 2 tuần/lần |
Trị bệnh: phun Eddy 72WP (500 g/200 lít) hay Norshield 86.2WG + Phytocide 50WP (500g + 150g) pha 200 lít, phun 2 lần cách nhau 7 ngày | |
Bệnh thối mềm củ: do nấm Pythium spp. | Phòng bệnh bằng xử lý củ giống và xử lý đất bằng thuốc trừ nấm Eddy 72WP (50g/16l) hay Norshield 86.2WG + Phytocide 50WP (500 g + 150 g)/200l, 2 tuần/lần |
Bệnh bướu rễ: Do tuyến trùng Meloidogyne spp gây ra. | Phòng bệnh: diệt tuyến trùng trong củ giống bằng cách xử lý bằng Brightin 4.0EC liều 75ml/100l. Xử lý đất bằng cách tưới thuốc như Carbosan 25EC (500 ml/200lít) , Brightin 4.0EC 150ml/200l. |