(Tóm tắt báo cáo thí nghiệm - Viện Nghiên Cứu CĂQMN)
I. Đặt vấn đề:
Mùa khô năm 2015-2016, hạn mặn tại các tỉnh ĐBSCL đã gây thiệt hại hàng trăm ngàn tỉ đồng cho nền nông nghiệp Việt Nam. Ngành trồng trọt có trên 300.000 ha lúa bị thiệt hại từ 30 – 100%, cây ăn trái trên 30.000 ha, trong đó Sầu riêng, cây có múi bị thiệt hại nặng nhất. Ngoài ra còn rất nhiều loại cây trồng khác cũng bị thiệt hại nặng không kém.
Nông dân ĐBSCL đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế thiệt hại do hạn mặn gây ra nhưng hiệu quả mang lại cao thấp, nhiều ít thì chưa được đánh giá rõ ràng.
Trong năm 2015 – 2016 và đầu năm 2017 Công ty Cổ Phần Đầu Tư Hợp Trí cùng nông dân đã thực hiện nhiều mô hình và điểm trình diễn trên lúa, cây ăn trái mang lại hiệu quả cao về phòng chống, khắc phục tác hại của hạn mặn, chi phí thấp và an toàn cho nông sản. Để có cơ sở vững chắc nhằm phổ biến rộng rãi mô hình đến người nông dân, từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2017 công ty đã hợp tác với Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam thực hiện 2 mô hình dạng thí nghiệm diện rộng nhằm đánh giá khả năng phục hồi các triệu chứng ngộ độc hạn mặn trên cây Sầu Riêng tại Tiền Giang và Cây Bưởi Da Xanh tại Bến Tre. Thí nghiệm được bố trí 5.000m2 thực hiện theo mô hình và 5.000m2 dùng làm đối chứng thực hiện theo tập quán nông dân.
II. Phương pháp thực hiện:
- Lô mô hình (MH): phân bón hữu cơ sinh học, phân trung vi lượng (bón gốc hoặc bón lá) sử dụng theo quy trình Hợp Trí.
- Lô đối chứng (ĐC): phân bón lá, kích thích sinh trưởng sử dụng theo tập quán ND
- Riêng phân bón NPK, phân chuồng, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh sử dụng đồng nhất giữa lô MH và lô ĐC.
Các bước áp dụng giải pháp Bổ sung dinh dưỡng khắc phục triệu chứng ngộ độc hạn mặn hay phòng chống ngộ độc vào đầu mùa nắng như sau:
TT | Cách thực hiện |
Bước 1 | Bón Hợp Trí Super Humic (10kg/ha)+Micromate (20kg/ha) cùng phân chuồng (10-20kg)/gốc. Ngưng bón đạm đến khi thấy rễ nhiều và đủ già. |
Bước 2 | Phun Hydrophos Zn (500ml)+Bud Booster (250g)/phuy 200 lít lên tán lá. Phun ngay sau khi bón phân. |
Bước 3 | Phun Hợp Trí Casi (300ml/200 lít) lên tán lá. Phun sau bước 2 từ 7 đến 10 ngày. |
Bước 4 | Phun Hydrophos Zn + Bud Booster như bước 2. Phun sau bước 3 từ 7 đến 10 ngày. |
Bước 5 | Phun Hợp Trí Casi như bước 3. Phun sau bước 4 từ 7 đến 10 ngày. |
Các chỉ tiêu theo dõi để đánh giá hiệu quả của mô hình gồm:
- Chỉ số N,P,K trong đất giữa lô MH và lô ĐC sau các đợt bón phân để đánh giá khả năng giữ phân bón của đất khi áp dụng giải pháp Hợp Trí và tập quán nông dân có khác biệt hay không.
- Đo độ pH đất, nước trước và sau sử dụng để đánh giá mức độ cải thiện pH khi áp dụng giải pháp Hợp Trí.
- Đo chỉ số EC đất (mS/cm) giữa lô MH và lô ĐC trước và sau khi áp dụng để đánh giá mức độ nhiễm mặn trong đất.
- Đo hàm lượng diệp lục tố trong lá (chỉ số SPAD), đếm số chồi/cây, đo chiều rộng và chiều dài của lá, đếm số rễ tươi và số rễ thối trong đất để đánh giá mức độ sinh trưởng của cây trước và sau khi áp dụng giải pháp.
- Tính năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất để đánh giá hiệu quả kinh tế.
III. Kết quả: Xem chi tiết tại đây
IV. Kết luận:
Dựa vào các kết quả ở phần III có thể kết luận: Trên cây BDX và Sầu Riêng khi gặp các triệu chứng ngộ độc hạn mặn nhẹ do mặn đã xâm nhiễm vào đất trong các vụ trước nếu có sử dụng các sản phẩm như Hợp Trí Super Humic, Micromate, Hydrophos Zn, Bud Booster và Hợp Trí Casi một cách phù hợp theo quy trình sẽ cải thiện được chất lượng đất trồng – độ pH, độ dẫn điện (chỉ số EC) trong đất được ổn định ở mức thích hợp nhất cho cây trồng từ đó giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ, cho năng suất cao, chất lượng - mẫu mã trái đẹp và thu nhập tăng hơn so với tập quán của nông dân.
Tháng 12 năm 2017