Chuyên mục: Cây rau màu
Ngày đăng: 29/04/2020

Kỹ thuật chăm sóc cây hoa cúc (Asteraceae)

Họ Cúc (Asteraceae hay Compositae), còn gọi là họ Hướng dương, họ Cúc tây, là một họ lớn nhất nhì trong ngành thực vật có hoa với khoảng 13.000 – 24.000 loài. Họ Asteraceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng phổ biến nhất tại các khu vực ôn đới và miền núi nhiệt đới. Ở Việt Nam, nghề trồng hoa cúc đã có từ lâu đời và ngày càng áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa lẫn xuất khẩu nước ngoài. Bài viết này giúp bà con nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây hoa cúc để đạt năng suất cao và chất lượng hoa đẹp, bền.

1. Làm đất:

  • Sau khi thu hoạch vụ trước cần loại bỏ tàn dư, cây bị bệnh ra khỏi vườn
  • Bón lót trước khi làm đất:
    • Vôi 70 -100 kg/1.000 m2 tùy theo độ pH đất của đất.
    • Phân chuồng ủ hoai: 3 - 4 m3/1.000m2
    • Super lân: 50kg + 2 - 3kg Hợp Trí Super Humic/1.000m2.
  • Lên luống cao 15 cm; rãnh rộng: 1.2m.
  • Xử lý mầm bệnh, tuyến trùng và côn trùng cắn phá rễ trước khi trồng bằng Norshield 86.2WG (300g/phuy 200 lít nước) hoặc Eddy 72WP (600g/phuy 200 lít nước) + Carbosan 25EC (500ml/phuy 200 lít nước) phun đều mặt luống. Lưu ý: để tăng hiệu quả của thuốc, trước khi phun cần phải tưới nước ẩm mặt luống qua hệ thống béc quay.
  • Mật độ trồng: 10 x 10cm (50.000 - 70.000 cây/1.000 m2).

2. Thắp đèn:

  • Ngay sau khi trồng thì tiến hành thắp đèn để tăng chiều cao cây.
  • Sử dụng bóng đèn huỳnh quang 10-20W hoặc đèn led để tiết kiệm điện.
  • Mật độ: 2.4 x 2.5m (90 - 100 bóng/m2)
  • Chiều cao cách mặt đất: 2.5 m
  • Thời gian thắp sáng: từ 18h30 - 2h30 (7-8h/đêm)
  • Ngưng thắp đèn (ngắt điện) vào khoảng 25-30 ngày sau trồng.

3. Kỹ thuật dưỡng cây, chằn nụ

Giai đoạn 7-10 NST: phục hồi cây, bén rễ.

  • Bón phân: ngâm 5 kg phân DAP + 1kg Hợp Trí Super Humic tưới cây con kích thích bộ rễ.
  • Phun Hydrophos Zn (70ml/bình 25lít) chống nghẹn rễ, kích thích rễ phát triển mạnh.
7 10NST

 

Giai đoạn 10 -14 NST:

Phun dưỡng thân, dưỡng lá lần 1 bằng Multipholate + Hydrophos-Zn (60g + 70ml/bình 25lít) giúp mập thân dưỡng lá.

10 14NST

 

Giai đoạn 14 - 20 NST:

Phun kéo cây lần 1 bằng Bud Booster + Hợp Trí Organo Forge (30g + 25ml/bình 25lít) giúp kéo cây, đều tầng lá.

14 20NST

 

Giai đoạn 20 -25 ngày:

Phun dưỡng thân, dưỡng lá lần 2 bằng Multipholate + Hydrophos-Zn (60g + 70ml/bình 25lít) giúp mập thân, dưỡng lá tạo sức cho cây để kéo lần 2.

20 25NST

 

Giai đoạn 25-30 NST:

Phun kéo cây lần 2 bằng Bud Booster + Hợp Trí Organo Forge (30g + 25ml/bình 25lít) kéo cây để cây đạt được chiều cao tiêu chuẩn 30 - 35 cm khi ngắt điện.

* Lưu ý: việc phun dưỡng cây và kéo cây được thực hiện xen kẽ và thực hiện trước khi ngắt điện (25-30 NST) để cây sinh trưởng cân đối về thân, đều tầng lá, đạt chiều cao tiêu chuẩn và hạn chế được bệnh tuột lá chân về sau này.

25 30NST

 

Giai đoạn 40-50 ngày:

Thời điểm phân hóa mầm hoa phun Hydrophos-Zn + Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE (70ml + 80g/bình 25lít) phun 2 lần cách nhau 3-5 ngày/lần giúp phân hóa mầm hoa đều, mập nụ, ra hoa đồng loạt.

40 50NST

 

Giai đoạn 55-65 ngày (Chằn cổ bông): phun Brightstar 25SC (15 - 20ml/bình 25 lít) tùy vào sức sinh trưởng của cây, có thể kết hợp Keviar 325SC (20ml/bình 25 lít) hoặc Envio 250SC (20ml/bình 25 lít) để giúp cổ bông ngắn, ít gãy và sạch bệnh, lá xanh dày.

55 65NST 01
55 65NST 02
55 65NST 03

 

Giai đoạn 70-80 ngày: tạo màu sắc hoa bằng cách phun Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE (80g/bình 25lít) giúp chắc cây, tăng màu sắc hoa, nở hoa đồng loạt.

70 80NST 01
70 80NST 02

 

4. Phân bón và cách bón phân

Cây hoa cúc cần nhiều phân hữu cơ và cân đối các chất đa lượng (N, P, K), trung vi lượng (Ca, Mg, Cu, Fe, Zn, Mn, Bo, Co...) để cây sinh trưởng, phát triển khỏe cho năng suất cao và phẩm chất đẹp.

  • Lần 1: 10kg phân Ca(NO3)2. Bón thúc sau trồng từ 10 – 15 ngày.
  • Lần 2: 20kg phân NPK 20-20-15 + 5kg MgSO4. Bón thúc sau trồng từ 30 – 35 ngày.
  • Lần 3: 20kg phân NPK 20-20-15. Bón thúc sau trồng từ 50 – 55 ngày.
  • Lần 4: 20kg K2SO4 . Bón thúc sau trồng từ 70 – 75 ngày.

Để giúp đất tơi xốp, cây ra rễ mạnh, tăng khả năng hấp thu phân bón mỗi đợt bón phân cho cây cần trộn thêm phân hữu cơ sinh học đậm đặc Hợp Trí Super Humic (Acid Humic 70%), trung bình 1- 2kg/ 1.000m2 . Có thể trộn phân rải, ngâm với NPK tưới, pha nước tưới trực tiếp hay phun trên lá.
Một số hình ảnh sản phẩm do Hợp Trí phân phối:

Hợp Trí Super Humic
Hydrophos-Zn
HỢP TRÍ ORGANO-TE
Hợp Trí Organo Forge
Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE
Brightstar 25SC
Bud Booster
Multipholate

 

5. Côn trùng gây hại

Bọ trĩ (Frankliniella occidentalis):

Chích hút nhựa ở phần lá, đọt non và hoa của cây. Làm biến dạng lá non, cánh hoa mất màu sắc dẫn đến mất giá trị thẩm mỹ và hoa không đạt chất lượng. Bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây. Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện khô và nóng, vòng đời ngắn, sinh sản mạnh và có khả năng kháng thuốc cao nên cẩn luân phiên thay đổi các loại thuốc.

Biện pháp xử lý: Sử dụng luân phiên các công thức Brightin 4.0EC + Thiamax 25 WG, Actimax 50WG + Thiamax 25WG, Brightin 4.0EC + Secure 10EC có thể phối thêm Permecide 50EC để tăng hiệu quả làm ung trứng, giảm áp lực bọ trĩ nở trứng.

 
BoTri 02
BoTri 03

 

Nhện (nhện vàng, nhện đỏ, nhện hai chấm):

Nhện chích hút dinh dưỡng của lá làm cho lá bị rộp, dòn, cứng. Nụ hoa bị biến dạng mất phẩm chất hoa.

Nhện thường phát sinh và gây hại nặng trong thời tiết nắng nóng. Để tăng hiệu quả diệt nhện cần phun thuốc vào buổi sáng: 8 - 9h sáng khi nhện lên trên ngọn gây hại (trước khi phun thuốc tưới ướt cây qua hệ thống béc quay).

Biện pháp xử lý: Sử dụng luân phiên các công thức Secure 10EC + Brightin 4.0EC, Nilmite 550SC + Actimax 50WG.

Nhen 01
Nhen 02

 

Ruồi đục lá (Lyriomiza sp.):

Trưởng thành là loài ruồi rất nhỏ, có mắt kép đỏ, có sọc mờ ở 2 hông, đẻ trứng vào dưới biểu bì lá. Ấu trùng dạng dòi không chân, màu trắng trong, phần trước hơi vàng, ăn biểu bì lá, tạo nên những đường đục ngoằn nghèo không cắt nhau. Ấu trùng đẫy sức thì ra ngoài mép lá hoặc chui xuống đất hóa nhộng. Ruồi thường gây hại nặng vào tháng 2 đến tháng 5 hàng năm.

Biện pháp phòng trị: treo bẫy dính màu vàng để tiêu diệt thành trùng, sử dụng luân phiên các loại thuốc chuyên đặc trị ruồi, có tính thấm sâu vào mô lá như: Brightin 4.0EC, Actimax 50WG.

RuoiDucLa 01
RuoiDucLa 02
RuoiDucLa 03
RuoiDucLa 04

 

Rệp muội (Myzuss persicae Sulzer):

Rệp chích hút nhựa cây sinh trưởng kém, lá bị méo mó, đặc biệt nó thải ra dịch ngọt là môi trường thích hợp cho nấm muội đen phát triển( nên được gọi là rệp muội). Rệp muội có vòng đời rất ngắn chỉ hơn 10 ngày, sinh sản rất nhanh . Rệp còn là nhân tố truyền virus gây hại cây. Rệp thường phát triển mạnh vào tháng 11 đến tháng 2 hàng năm.

Sử dụng thuốc đặc trị rầy và lưu dẫn mạnh để phòng trị: Gepa 50WG, Brightin 4.0EC, Actimax 50WG.

RepMuoi

 

Rầy cánh phấn (rầy cánh trắng) (Bemisia sp.):

Trên lưng trưởng thành rầy cánh phấn có phủ một lớp phấn sáp trắng, bụng đỏ, râu ngắn, cánh màng. Ấu trùng hình dẹt hoặc hình trứng màu xanh vàng, dài khoảng 0,5mm. Trưởng thành rầy cánh phấn hoạt động mạnh phần trên lá non, hút nhựa và đẻ trứng ở đó, khi nhiệt độ cao, ánh sáng đủ thì chúng bay giữa các cây, rất thích màu vàng. Rầy cánh phấn gây hại nặng vào khoảng tháng 3-5, là môi giới truyền bệnh virus cho cây. Phun Thiamax 25WG, có thể kết hợp với Permecide 50EC hoặc Brightin 4.0EC khi mật số cao.

“Siêu nhân”:

Đây là đối tượng gây hại mới, “Siêu nhân” ăn các rễ tơ và rễ con của cây hoa làm cây có thể chết hoặc sinh trưởng và phát triển kém làm giảm năng suất, chất lượng hoa.

Sử dụng Maxfos 50EC + Carbosan 25EC phun xử lý đất trước khi trồng. Để tăng hiệu quả cần phun vào lúc chiều tối.

SieuNhan 01
SieuNhan 02

 

Brightin 4.0EC
Actimax 50WG
Thiamax 25WG
Permecide 50EC
Secure 10EC
Nilmite 550SC
Gepa 50WG

 

6. Các bệnh thường gặp:

Bệnh thối rễ, thân cây con:

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani, Phytophtora sp. gây ra, thường xuất hiện ở cây con gây thối rễ và thối thân; bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm cao hay trong điều kiện nóng ẩm.

Phối hợp các loại thuốc đặc trị: Phytocide 50WP + Keviar 325SC/Envio 250SC/Tepro Super 300EC.

Phytocide 50WP
BenhThoiCayCon

 

Bệnh thối gốc (Fusarium sp.): ban đầu lá cong cuộn lại, héo vàng, sau đó biến thành màu đỏ tía, lá khô và chết, gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ bong ra, khi nhổ cây lên rễ trong đất đứt rời ra. Bệnh do nấm Fusarium sp. lây lan rất nhanh theo nguồn nước tưới và nước mưa, theo cây vào trong đất rồi xâm nhập qua vết thương ở rễ non hoặc vết gãy cuống lá, làm tắc nghẽn mạch dẫn. Cây nhiễm bệnh nặng giai đoạn ra nụ. Tưới thuốc ngừa bệnh bằng Norshield 86.2WG hoặc Eddy 72WP.

Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani): Phần cổ rễ sát mặt đất có vết bệnh màu xám nâu, lở loét, rễ bị thối mềm, thân lá tự nhiên bị héo dần và héo khô, khi nhổ gốc lên thấy gốc dễ bị đứt, chỗ vết đứt bị thối nham nhở. Ngừa bệnh bằng cách đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, hạn chế xới xáo làm đứt rễ tạo điều kiện cho nấm xâm nhập. Tưới thuốc ngừa bệnh bằng Norshield 86.2WG hoặc Eddy 72WP.

BenhLoCoRe

 

Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum): Bệnh thường xảy ra vào lúc cây đang tăng trưởng đến ra nụ, làm lá non bị héo trước vào buổi trưa nắng. Khi gặp điều kiện thuận lợi, cây héo rất nhanh sau 1-2 ngày nhưng lá vẫn xanh. Nếu bệnh diễn biến chậm, rễ bất định xuất hiện nhiều trên thân, chẻ dọc thân mô mạch phần thân dưới và rễ hóa nâu, cắt ngang gốc thân, rễ của cây bị bệnh nhúng vào nước sẽ thấy dòng vi khuẩn trắng đục trào ra từ mạch dẫn có dạng dịch nhầy. Biện pháp hạn chế lây bệnh như thoát nước tốt, bón nhiều phân hữu cơ đã hoai mục, tránh làm gây vết thương cho cây khi chăm sóc. Phun Agrilife 100SL kỹ phần gốc thân, tưới Norshield 86.2WG vào đất trồng để phòng trừ bệnh.

Bệnh sọc thân do vi rút:

Bệnh do virus Tomato spotted wilt (TSWV) gây ra, bọ trĩ, bọ phấn trắng chích hút lan truyền virus gây bệnh héo vàng hoa cúc. Các lá ngọn có triệu chứng nhỏ lại, méo mó, lốm đốm vàng. Tại các vị trí thân cây bị thâm đen lá cây chuyển vàng, biến dạng và chết khô. Vết bệnh có thể xuất hiện ở gần gốc, giữa thân hoặc ngay phía gần ngọn. Phần thân cây bị bệnh có các vết màu nâu đen, khi mới chớm, vết bệnh chỉ là một đoạn sọc màu đen, khi bị nặng đoạn sọc này chuyển sang thâm đen, khô và thối biểu bì. Cắt thân cây bị bệnh phần vỏ thân có màu nâu đen, đen một bên thân. Để hạn chế bệnh héo vàng trên hoa cúc cần phải loại bỏ sớm cây bệnh ra khỏi vườn và quản lý tốt côn trùng môi giới truyền bệnh: bọ trĩ, bọ phấn, nhện…

BenhSocThan
BenhSocThan 02
BenhSocThan 03

Triệu chứng nhiễm Virus TSW trên thân

Bệnh rỉ sắt (nấm cóc):

Do nấm Puccinia horiana (rỉ sắt có màu trắng) và Puccinia chrysanthemi (rỉ sắt có màu nâu) gây nên.

Vết bệnh rỉ sắt làm cho mặt trên lá hơi lõm vào có màu xanh nhạt, còn mặt dưới của lá hình thành những nốt mụn (mụn cóc). Bệnh phát triển mạnh từ cây con đến khi ngắt điện (25-30 ngày).

Sử dụng luân phiên các loại thuốc: Keviar 325SC, Envio 250SC, Tepro Super 300EC.

BenhRiSat
BenhNamCoc

 

Bệnh tuột lá chân:

Đây là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra: nấm tấn công vào phần rễ và lá gốc; cây thiếu Canxi, Magie; bón phân không đúng cách… bệnh thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết nóng ẩm khi cây hoa cúc đã nở hoa.

Biện pháp xử lý: Bón cân đối phân N-P-K, bón đầy đủ Canxi và Magie.

BenhTuotLaChan 01
BenhTuotLaChan 02

Sử dụng biện pháp hóa học: phun Phytocide 50 WP + Hợp trí Casi giúp phòng ngừa nấm và cung cấp canxi, sillic hạn chế tuột lá chân. Để tăng hiệu quả phòng ngừa cần phun sớm trong giai đoạn kéo cây.

Các mô hình Hợp Trí quản lý sâu bệnh hiệu quả:

MoHinhHopTri 01
MoHinhHopTri 02
MoHinhHopTri 03

Tài liệu tham khảo:

  • Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền, cúc, lay ơn (Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia – NXB Nông nghiệp 2006)
  • Một số sâu bệnh hại chính trên cây hoa cúc và biện pháp phòng trừ tại Lâm Đồng (Chi cục Bảo vệ Thực vật Lâm Đồng)
  • Tư liệu Công ty Cổ phần Đầu tư Hợp Trí.

Thạc sĩ Nguyễn Xuân Linh

Nhân viên Kỹ thuật Hợp Trí Lâm Đồng 1

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptrisummit.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TRÍ SUMMIT

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

Người đại diện:
TGĐ ĐẶNG HỒNG HẢI
Số giấy chứng nhận ĐKKD: 0303015573

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 24 ngày 08/11/2024. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao