Theo đánh giá sơ bộ từ chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu cho biết, với việc ứng dụng mô hình “Công nghệ sinh thái trên lúa tôm” theo qui trình canh tác kỹ thuật được đầu tư và hướng dẫn từ công ty cổ phần đầu tư Hợp Trí, mô hình đã góp phần gia tăng lợi nhuận cao hơn so với đối chứng là 4,057,000 VNĐ/ha. Đặc biệt, hiệu quả mang lại từ mô hình là rất tốt và bền vững. Cụ thể, mô hình tạo sự cân bằng và đa đạng hệ sinh thái đồng ruộng, hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV để trừ dịch hại mà vẫn đảm bảo năng suất, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hướng đến nền sản xuất sạch, bền vững, chất lượng sản phẩm được nâng cao, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, tạo được vẽ mỹ quan cho đồng ruộng. Chương trình cũng sẽ giúp nông dân thay đổi và nâng cao trình độ nhận thức ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác.
Tham quan mô hình "Công nghệ sinh thái lúa tôm" tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu
Nói về cơ sở nghiên cứu và đề xướng áp dụng mô hình “Công nghệ sinh thái lúa tôm” cho bà con nông dân, ông Hồ Văn Chiến - Giám Đốc Trung Tâm ứng phó biến đổi khí hậu - Công ty CP Đầu tư Hợp Trí lý giải: Từ các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đang cho thấy một nguy cơ mà Đồng bằng Sông Cửu Long phải đối mặt đó là kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn gia tăng, lượng phù sa với 26 triệu tấn trên một năm chỉ còn lại 7 triệu tấn kèm thêm hiện tượng xói lở bờ sông. Những nguy cơ này dẫn đến thiệt hại 1 tỉ USD/ năm và thảm họa về toàn vẹn đa dạng sinh thái. Trong khi đó, tập quán của nông dân khi canh tác trên vùng lúa tôm vẫn còn nhiều hạn chế và sai lầm vì lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV, nông dân lại ít chú ý đến lúa, năng suất bình quân thực đạt khoảng 4 tấn/ ha, cá tôm chết do lạm dụng thuốc. Do đó, mô hình công nghệ sinh thái trên lúa tôm với qui trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí đã được chứng nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, sẽ giúp bà con nông dân tăng năng suất thêm 0.5 – 1 tấn/ha, đồng thời giảm thiểu tối đa việc sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng, dẫn đến gia tăng tối đa lợi nhuận và góp phần mang lại sự đa dạng sinh thái.
Mô hình trình diễn "Công nghệ sinh thái lúa tôm" tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu
Chia sẻ thêm về mô hình công nghệ sinh thái áp dụng trên lúa tôm, giáo sư Nguyễn Thơ – Phó chủ tịch BVTV Việt Nam phân tích: Trước đây, đồng ruộng tại Đồng bằng Sông Cửu Long rất đa dạng sinh thái, có nhiều hệ động thực vật sinh sống, điển hình là con đỉa. Bà con có câu “Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh như bánh canh” để nói về đồng ruộng tại đây. Thế nhưng, việc lạm dụng thuốc BVTV ngày càng nhiều, lượng đĩa ngày càng ít đi. Không chỉ vậy, tình trạng kháng thuốc ngày càng phổ rộng. Tôi lấy ví dụ như trước đây bệnh đạo ôn thường ở vụ Đông Xuân, bệnh bạc lá ở Hè Thu thì hiện tại 2 bệnh này mùa nào cũng có, và có rất nghiêm trọng ở những vùng mà chúng ta không nghĩ rằng nó xảy ra. Vì vậy việc bảo tồn thiên địch để khống chế sâu bệnh hại có phổ tác dụng rộng, độ bền cao và có khả năng ngăn chặn hiệu quả sự phát triển sâu bệnh hại. Việc sử dụng phân bón cũng cần lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường. Tôi nhận thấy các sản phẩm của Hợp Trí như Super Humic, Hydrophos Zn, Hợp Trí Casi rất tốt, giúp cho cây lúa phát triển và sinh trưởng tốt. Bà con có thể ứng dụng qui trình kỹ thuật thâm canh lúa của Hợp Trí với các sản phẩm này theo đúng hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho lúa – tôm.
Giáo sư Nguyễn Thơ - Phó hội trưởng hội BVTV Việt Nam trong buổi tham quan
Một trong những nông dân tiêu biểu được cử đi tham quan mô hình, anh Nguyễn Thanh Tâm, thường trụ tại ấp 20, xã Phong Tân, TX Giá Rai, Bạc Liêu cho biết: Quê tôi là vùng đất phèn mặn nên hầu hết bà con đều canh tác lúa – tôm. Tình cờ khi đi ngang qua một buổi tập huấn do Hợp Trí tổ chức, tôi có tìm hiểu thêm và áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng dẫn, kết hợp sử dụng các sản phẩm kèm theo gồm Super Humic, Hydrophos Zn và Hợp Trí Casi. Nhờ đó mà tôi thấy cây lúa phát triển tốt hơn so với trước đây.
Anh Nguyễn Thanh Tâm - ấp 20, xã Phong Tân, TX Giá Rai, Bạc Liêu
Theo nhận định từ chi cục trồng trọt & bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu, bên cạnh hiệu quả mang lại từ việc ứng dụng mô hình trên, việc tuyên truyền cho bà con nông dân nhân rộng mô hình này vẫn còn nhiều khó khăn bởi bà con nông dân vẫn chưa nhìn thấy được lợi ích từ mô hình. Đặc biệt, một số hộ vẫn sợ rủi ro nên duy trì tập quán canh tác cũ là sạ lượng giống cao, bón thừa phân đạm, phun thuốc trừ sâu rầy nhiều lần/vụ (2-3 lần vụ).
Nông dân tham gia tại buổi tọa đàm
Sự quan tâm của mô hình cũng như việc đăng ký triển khai mô hình từ bà con nông dân, từ đại diện chi cục các tỉnh thành tại Đồng bằng Sông Cửu Long cho thấy biến chuyển tích cực và khả quan. Tuy nhiên, để thay đổi tập quán canh tác cũ của bà con nông dân để hướng đến một nền nông nghiệp bền vững theo hướng canh tác hữu cơ, an toàn là một công cuộc trường kỳ, cần sự nỗ lực và cam kết của nhiều bên. Trong quá trình này, Hợp Trí vẫn miệt mài tiếp tục phát huy các mô hình tiến bộ chia sẻ cho bà con nông dân...
Nguồn: Hợp Trí