Theo dự báo từ các cơ quan chức năng, tác động của biến đổi khí hậu những tháng đầu năm 2017 đã xuất hiện những cơn mưa trái mùa làm nhiều diện tích lúa ở các tỉnh vùng ĐBSCL giảm năng suất.
Trước tình hình đó, việc tìm ra những giải pháp canh tác cây trồng vừa đảm bảo năng suất, chất lượng cũng như thích ứng được với các yếu tố cực đoan của biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL được các nhà quản lý, nhà khoa học... nêu ra tại buổi tọa đàm này.
Chương trình tọa đàm “Giải pháp canh tác cây trồng hợp lý thích ứng biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” tổ chức tại TP Vị Thanh, Hậu Giang vừa qua
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, Hợp Trí đã chia sẻ 2 tham luận: “Hệ thống canh tác lúa- tôm và công nghệ sinh thái – một chiến lược để quản lí dịch hại trong điều kiện biến đổi khí hậu” do tiến sĩ Hồ Văn Chiến & ông Nguyễn Ngọc Chiểu – Giám đốc kỹ thuật quảng bá thực hiện và “Giải pháp Hợp Trí tăng khả năng chống chịu hạn, mặn cho cây trồng”.
“Hệ thống canh tác lúa- tôm và công nghệ sinh thái” áp dụng theo qui trình canh tác Hợp Trí
Vụ Đông Xuân 15 – 16 vừa qua diễn biến phức tạp đã để lại di chứng nặng nề đối với nông nghiệp tại khu vực ĐBSCL, diễn biến xâm thực hạn, mặn vẫn còn tiếp tục trở thành mối đe dọa cho cây trồng.
Hợp Trí triển khai hướng dẫn bà con áp dụng các qui trình canh tác khoa học nhằm ứng phó tác động của BĐKH, giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu, giúp bảo đảm hiệu quả mùa màng.
Các qui trình này cũng đã nhận được sự hưởng ứng rất lớn từ các trung tâm khuyến nông & bà con nông dân các tỉnh khu vực ĐBSCL.
Giải pháp phòng chống Hạn – Mặn Hợp Trí
Tại buổi tọa đàm, với gần 300 đại biểu tham dự bao gồm các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp và nông dân tại các tỉnh thành, nhiều giải pháp cũng được đưa ra thảo luận, trao đổi, chia sẻ, nhất là các giải pháp canh tác cây trồng hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhiều đại biểu đã giao lưu, đặt câu hỏi với các nhà khoa học, nhà quản lý ngành nông nghiệp về các vấn đề có liên quan tới chuyên môn, phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả, cũng như các chế độ chính sách của nhà nước và tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp.
Qua đó, giúp nâng cao kiến thức, tạo sự chủ động cho nông dân trong việc ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, hạn chế rủi ro trong sản xuất, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh trong vùng ĐBSCL theo hướng bền vững.