Chuyên mục: Cây lúa
Ngày đăng: 06/07/2021

Kịp thời phòng trừ bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt lúa

Hiện tại, bệnh do vi khuẩn có xu hướng phát triển mạnh, nhất là trong điều kiện ẩm độ cao, mưa và gió nhiều. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi hiện tượng biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, nhiệt độ tăng, mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho bệnh phát sinh thêm. Trên lúa vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt (do vi khuẩn), bệnh lây lan rất nhanh, mau kháng thuốc, khi phát bệnh khó cứu chữa làm ảnh hưởng 70 – 80% năng suất lúa và chất lượng gạo thương phẩm.

1. Bệnh cháy bìa lá lúa

Bệnh cháy bìa lá (bạc lá vi khuẩn) do tác nhân Xanthomonas oryzae pv. Oryzea gây ra. Bệnh phát triển mạnh từ giai đoạn cuối đẻ nhánh, làm đòng, trổ.

Vi khuẩn xâm nhập qua khí khổng hoặc vết xây xát trên lá. Vết bệnh ban đầu là những đốm hoặc sọc úng nước xuất hiện ở rìa lá, hay gần chót lá.

Vết bệnh có màu xám xanh, sau chuyển vàng nhạt , đến trắng sáng. Ranh giới giữa phần bệnh và không bệnh có hình dợn sóng ( răng cưa).

Trong điều kiện ẩm độ cao bệnh lây lan rất nhanh, trên vết bệnh xuất hiện giọt dịch vi khuẩn, vàng đục . Bệnh nặng lá bị khô và giảm năng suất đáng kể.

ChayBiaLa 01
ChayBiaLa 02
Hình ảnh bệnh cháy bìa lá lúa

Hình ảnh bệnh cháy bìa lá lúa

2. Bệnh lem lép hạt lúa

Bệnh lem lép hạt lúa do 13-14 loài nấm và 3-4 loài vi khuẩn gây ra.

Lem lép hạt lúa là tên gọi chung để chỉ triệu chứng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến lốm đốm đen trên hạt lúa. Hạt có gạo (lem) và hạt lúa lép hoàn toàn (lép) vừa làm giảm năng suất vừa làm kém phẩm chất.

LemLepHat

Hạt lúa bị lem và lép do nấm

Hạt lúa bị lem và lép do nấm

LemLepHat DoViKhuan 01
 Lem lép hạt do vi khuẩn

Lem lép hạt do vi khuẩn

3. Điều kiện phát sinh – phát triển bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt

  • Thời tiết mưa nhiều, gió mạnh, bão tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát sinh và lây lan.
  • Gieo sạ dày, thừa đạm, giống lúa thơm mẫn cảm, ruộng ngập sâu kéo dài,.. là các điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển
  • Bệnh lây lan theo nước, gió và quá trình tiếp xúc phần bệnh – chưa bệnh.

4. Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác:

  • Chọn giống lúa ít nhiễm bệnh
  • Làm đất kỹ, giải độc hữu cơ, sạ thưa, bón phân cân đối NPK, bón đầy đủ canxi, silic, kali.
  • Không để nước ngập sâu kéo dài.

Biện pháp hóa học:

  • Vào giai đoạn cuối đẻ nhánh, nuôi đòng nếu xuất hiện bệnh Cháy bìa lá do vi khuẩn có thể sử dụng Agrilife 100SL với liều 30ml/25 lít.
  • Vào giai đoạn lúa trổ đến chín:
    • Phun lần 1 (lúc lúa trổ lẹt xẹt): 25ml Agrilife 100SL +25ml Keviar 325SC/25 lít để kiểm soát bệnh từ lúc lúa trổ lẹt xẹt đến trổ đều.
    • Phun lần 2 (lúc lúa trổ đều): 25ml Agrilife 100SL +25ml Keviar 325SC/25 lít để kiểm soát sạch bệnh từ lúc lúa trổ đều đến chín
Agrilife và Keviar phòng ngừa cháy bìa lá, lem lép hạt

Thuốc trừ bệnh hữu cơ Agrilife 100SL chuyên gia diệt khuẩn:

  • Khô nhanh vết bệnh, chặn đứng lây lan.
  • Cơ chế khác biệt hạn chế kháng thuốc.
  • 100% axit hữu cơ tiến tiến an toàn cho mọi giai đoạn cây trồng.
  • Giúp hạt lúa vàng sáng, chắc hạt.

Keviar 325SC đặc trị nấm bệnh

  • Thành phần chứa 2 hoạt chất trừ nấm thế hệ mới: Azoxystrobin, Difenoconazole
  • Bổ sung thêm phụ gia giúp cây tăng đề kháng, trừ bệnh nhanh
  • Dạng huyền phù, không gây nóng bông 

 

 

 

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptrisummit.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TRÍ SUMMIT

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

Người đại diện:
TGĐ ĐẶNG HỒNG HẢI
Số giấy chứng nhận ĐKKD: 0303015573

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 24 ngày 08/11/2024. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao