Rầy cánh trắng hay còn gọi là bọ phấn trắng, rầy phấn trắng, rầy cánh phấn
Triệu chứng gây hại
Rầy cánh trắng thường gây hại giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng. Trưởng thành và ấu trùng đều chích hút nhựa ở mặt dưới lá, bẹ lá làm cho lá lúa bị vàng úa. Lá bị xoắn lại ở phần cổ lá giống như bị “siết cổ lá”
Tình trạng gây hại nặng làm cho lúa trổ không đều, bông lúa bị trổ nghẹn, bông lúa bị lép.
Rầy cánh trắng rất nhỏ khoảng trên dưới 1mm, bu bám ở mặt dưới của lá lúa. Ấu trùng không di chuyển,hình bầu dục , màu hơi vàng sống ở bẹ lá, mặt dưới lá, chích hút , gây hại. Bà con khi đi kiểm tra ruộng lúa, cần lấy tay khua mạnh khóm lúa sẽ thấy con trưởng thành bay lên rất nhiều. Quan sát kỹ phần bẹ lá sẽ thấy nhiều ấu trùng đeo bám và gây hại.
Hình 1: Rầy cánh trắng rất nhiều, lên tới lá đọt phía trên
Các biện pháp phòng trị
• Không nên phun thuốc trừ sâu sớm và phun quá nhiều lần để bảo vệ các thành phần thiên địch trên ruộng lúa.
• Khi cần phun thuốc nên chọn những loại thuốc có đặc tính thấm sâu, lưu dẩn mạnh như. Carbosan 25EC + Thiamax 25WG (50ml + 4g/20l)
• Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm khi lá còn ướt, thành trùng ít di chuyển sẽ có hiệu quả cao nhất.
Hình ảnh phun thuốc Carbosan 25EC + Thiamax 25WG trên rầy cánh trắng hại lúa tại Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang của NVKT Nguyễn Thành Quý
Hình 2: 1 tiếng sau xử lý (rầy chết khá nhanh)
Hình 3: 1 ngày sau xử lý (rầy chết khá nhiều ước lượng khoảng 50-60%)
Nhận xét:
Khảo nghiệm phun Carbosan 25EC + Thiamax 25WG trên rầy cánh trắng 1 ngày sau xử lý, thấy rầy chết mau, chết khá nhiều mật số rầy giảm đáng kể ước lượng còn khoảng 10-15 con trên/bụi lúa.
Khuyến cáo phun sớm và nên luân phiên nhiều gốc thuốc để tăng hiệu quả phòng trừ.