Published in: Cây thanh long
Create date: Apr 19, 2021

Quy trình trồng và chăm sóc thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Thanh long xuất khẩu là một trong những cây ăn trái chủ lực của nước ta, được trồng phổ biến tại Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và rải rác ở một số tỉnh thành khác. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, các thị trường xuất khẩu dễ tính nhất cũng đã kiểm soát khắt khe hơn, đòi hỏi phải đáp ứng nhiều tiêu chí hơn. Do vậy, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu là yếu tố quan trọng của người dân trồng thanh long. Việc áp dụng quy trình khoa học từ Hợp Trí sẽ giúp gia tăng năng suất, chất lượng thanh long và đạt tiêu chí xuất khẩu.

1. Chăm sóc thanh long sau thu hoạch & phòng trừ bệnh vàng thối đầu trụ

Sau một thời gian đầu tư nuôi trái, bộ rễ thanh long sẽ suy yếu và nhạy cảm với các điều kiện bất lợi, dễ nhiễm sâu bệnh hại nếu không theo dõi chăm sóc. Để giúp bộ rễ mạnh, tăng sức đề kháng và khả năng hấp thu dinh dưỡng, cần cung cấp kịp thời phân bón hữu cơ cho cây, đồng thời tiến hành rửa vườn để giúp thanh long phòng ngừa nấm khuẩn ngay từ đầu vụ.

Bà con sử dụng Hợp Trí Super Humic 500g/ 200 lít nước, pha từ từ & khuấy đều cho tan vào nước, sau đó tưới dung dịch từ 4-5 lít nước/ gốc thanh long.

Cây suy yếu kèm với nhiều ngày chịu bức xạ nhiệt do nắng nóng, độ ẩm cao sẽ dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh vàng thối đầu trụ. Bệnh do nấm Alternaria sp. gây ra, lúc đầy ngay phần ngọn của thanh long chuyển màu vàng, sau đó mềm và thối. Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa nắng, đầu mùa mưa do cây yếu ớt, mất sức đề kháng. Do đó bà con cần phòng trị với bộ đôi Norshield 86.2WG 50g + Hợp Trí CaSi 50ml/ bình 16 lít.

phong tru vang thoi dau tru thanh long xuat khau

2. Bệnh thối rễ tóp cành thanh long xuất khẩu

Bệnh thối rễ tóp cành do các loại nấm điển hình gồm Phytophthora sp., Fusarium sp., Pythium sp. tấn công, trước đó có thể do có tuyến trùng chích hút, tạo điều kiện cho nấm dễ xâm nhập và gây hại. Khi bị nhiễm bệnh, rễ bị thối, cây không hấp thu được nước và dinh dưỡng dẫn đến cây héo và chết. Bệnh có thể gây chết một vài cành hoặc toàn bộ cành trên trụ.

phong tri benh thoi re top canh thanh long xuat khau

Để phòng bệnh: Bà con tưới bộ đôi Eddy 72WP 500g + Hợp Trí Super Humic 500g/ 200 lít nước vào đầu và giữa mùa mưa.

Để trị bệnh: Tưới hết cả vườn khi 1-2 trụ có triệu chứng xuất hiện bệnh, tưới 2 lần cách nhau 10-15 ngày.

Ngoài ra, để phòng trừ tuyến trùng chích hút, bà con sử dụng bộ đôi sản phẩm Carbosan 25EC 500ml + Thiamax 25WG 20g / phuy 200 lít tưới xung quanh vùng rễ.

Để phục hồi sinh trưởng và ra rễ mới: Phun Hydrophos Zn (500 ml/200 lít) ướt đều tán cây để kích rễ nhện bò xuống đất.

phong tru tuyen trung thanh long xuat khau

3. Đốm nâu – thán thư – Đỏ đầu trái

Nấm khuẩn phát triển trong điều kiện thời tiết bất lợi gây ra các bệnh hại phổ biến trên thanh long, điển hình là bệnh đốm nâu, thán thư (nấm đồng tiền), đỏ đầu trái.

Bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Bào tử nấm gây bệnh nẩy mầm trên bề mặt tiếp xúc rồi xâm nhập vào trong mô gây hoại tử, bệnh gây hại cả trên thân cành và quả thanh long. Bệnh gây hại làm cho cành thanh long bị sần sùi, vỏ trái thanh long mất thẩm mỹ.

Bệnh thán thư hay còn gọi là nấm đồng tiền: khi trái giai đoạn chuyển chín sẽ bị đốm đen to kích cỡ như đồng tiền. Bệnh thán thư thanh long do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, tấn công chủ yếu trên cành, đọt, nụ hoa, hoa và trái. Mầm bệnh thường tồn tại trong xác bã thực vật có sẵn trong vườn hoặc trên cành, nhánh, trái thanh long đã bị nhiễm bệnh.

Bệnh thối nhũn bông, trái thanh long do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi và nấm Rhizopus sp. (tác nhân thứ cấp) gây ra. Triệu chứng bệnh ban đầu là các vết thối nhũn trên bông hoặc vết thối bên trong họng trái làm trái bị đỏ đầu sau đó thối nhũn. Bệnh thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn cây thanh long bắt đầu ra nụ, sau khi hoa nở và ở giai đoạn quả non. Bệnh do nấm khuẩn tấn công sẽ phát tán và lây lan mạnh trong điều kiện môi trường thuận lợi, đó là vào mùa mưa ẩm độ cao, hoặc mưa nắng xen kẽ.

Khi phát hiện bệnh chớm xuất hiện phải tiến hành xử lí ngay bằng cách áp dụng các sản phẩm thuốc BVTV có nguồn gốc hữu cơ, sinh học hoặc các loại thuốc nằm trong danh mục cho phép đáp ứng tiêu chí xuất khẩu Global Gap.

Để phòng bệnh do nấm khuẩn gây hại thanh long, bà con sử dụng thuốc trừ bệnh hữu cơ Agrilife 100SL 20ml + Envio 250SC 20ml/ 16 lít vào giai đoạn nụ hoa, sau lặt râu 1 ngày và trái non 10 ngày (trong điều kiện áp lực bệnh thấp từ 7-10 ngày phun 1 lần, áp lực bệnh cao từ 3-5 ngày phun 1 lần).

Trước thu hoạch, bà con sử dụng sản phẩm Agrilife 100SL 20ml/16 lít nước giai đoạn trái lớn và trước khi hái 1-5 ngày.

do dau trai thanh long xuat khau

 

Bộ đôi sản phẩm Agrilife 100SL và Envio 250SC giúp phòng trị hiệu quả bệnh Đốm nâu, Thán thư, Đỏ đầu trái.

4. Chăm sóc thanh long giai đoạn nuôi trái, giúp trái bóng đẹp, tai to

Giai đoạn nuôi trái rất quan trọng vì cây cần tập trung tối đa sức lực để tạo trái, bà con cần cung cấp đầy đủ và cân đối đa trung vi lượng, ưu tiên thành phẩm dạng chelate trên nền hữu cơ giúp cho cây hấp thu nhanh, hiệu quả cao, giúp cho trái thanh long có thành phẩm tai to, trái bóng đẹp, chất lượng ngon ngọt.

Bà con sử dụng bộ đôi sản phẩm Hợp Trí Organo TE 20ml + Seniphos 70ml/ bình 16 lít phun.

vuot tai thanh long xuat khau

Canh tác theo tiêu chí xuất khẩu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân, giúp nông sản an toàn, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá bán cao và ổn định. Chúc bà con áp dụng thành công và đạt vụ mùa bội thu với quy trình chăm sóc thanh long xuất khẩu từ Hợp Trí.

HTR_MORE_IN_CATEGORY