Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thối rễ tóp cành thanh long
Bệnh thối rễ tóp cành do các loại nấm điển hình gồm Phytophthora sp., Fusarium sp., Pythium sp. … tấn công trong điều kiện bất lợi do ngập úng, pH đất thấp làm rễ suy yếu, trước đó có thể do có rệp sáp, tuyến trùng… chích hút gây tổn thương bộ rễ, tạo điều kiện cho nấm dễ xâm nhập và gây hại. Khi bị nhiễm bệnh, rễ bị thối, cây không hấp thu được nước và dinh dưỡng dẫn đến cây héo và chết. Ban đầu rễ bị thối một phần, giảm hấp thu nước và dinh dưỡng, cành bị tóp cạnh, héo mềm, vẫn còn màu xanh. Khi diễn tiến nặng, cành sẽ khô tóp, chết vài cành hoặc toàn bộ cây.
Biểu hiện thối rễ tóp cành nhẹ
Thanh long bị thối rễ nặng, chết toàn bộ cành trên trụ cây.
>>> Nhấn xem ngay Phòng trừ bệnh hại thanh long
Giải pháp quản lý bệnh thối rễ tóp cành
Bà con cần thường xuyên quan tâm, thăm vườn, không để vườn ẩm thấp, rậm rạp. Bón nhiều phân hữu cơ cho bộ rễ phát triển mạnh, thoát nước tốt. Bón đầy đủ trung vi lượng cho cành và trái khỏe. Hạn chế phun chất kích thích tăng trưởng và lưu ý sử dụng thuốc hóa học theo nguyên tắc 4 đúng.
Bộ sản phẩm Eddy 72 WP + Hợp Trí Super Humic giúp phòng trị hiệu quả và an toàn bệnh thối rễ tóp cành.
Để phòng bệnh: Bà con tưới bộ đôi Eddy 72WP 500g + Hợp Trí Super Humic 500g/ 200 lít nước vào đầu và giữa mùa mưa. Để trị bệnh: Tưới hết cả vườn khi 1-2 trụ có triệu chứng xuất hiện bệnh, tưới 2 lần cách nhau 10-15 ngày.
Ngoài ra, để phòng trừ tuyến trùng chích hút, bà con sử dụng bộ đôi sản phẩm Carbosan 25EC 500ml + Thiamax 25WG 20g / phuy 200 lít tưới xung quanh vùng rễ.
Để phục hồi sinh trưởng và ra rễ mới: Phun Hydrophos Zn (500 ml/200 lít) ướt đều tán cây để kích rễ nhện bò xuống đất.
Bộ đôi sản phẩm phòng trị thối rễ tóp cành Eddy 72WP + Hợp Trí Super Humic đã được đông đảo bà con nông dân tại Bình Thuận và các vùng trồng thanh long khác áp dụng trên vườn thanh long, nhờ hiệu quả rõ rệt khi phòng và trị bệnh thối rễ tóp cành.
Vườn của anh Huỳnh Văn Hồng – Hàm Liêm – Bình Thuận trước xử lý, cây có biểu hiện thối rễ vàng cành nhẹ.
Vườn của anh Huỳnh Văn Hồng – Hàm Liêm – Bình Thuận sau xử lý 14 ngày
Lưu ý: Khi bệnh thối rễ tóp cành xảy ra thì việc xử lý sẽ khó khăn hơn, nấm bệnh khó trị hơn và chi phí tốn kém hơn vì phải tiến hành xử lý gấp đôi, chưa kể năng suất cũng sẽ bị ảnh hưởng phần nào do cành và rễ bị suy yếu. Do đó, để bảo đảm cho năng suất và chất lượng trái sau thu hoạch, bà con nên tiến hành xử lý phòng bệnh vào đầu mùa mưa.
>>> Nhấn xem ngay Quy trình trồng và chăm sóc thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu