Published in: Cây thanh long
Create date: May 24, 2021

Lưu ý phòng trừ bệnh hại thanh long khi thời tiết trái mùa

Bệnh hại thanh long thường phát triển nhanh khi những cơn mưa trái mùa xuất hiện. Đây là nguyên nhân gây ra bất lợi cho quá trình sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt là nấm, khuẩn phát tán mạnh, là tác nhân của nhiều bệnh hại trên cây thanh long. Nấm và vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh hại phổ biến trên thanh long, điển hình là bệnh đốm nâu, thán thư (nấm đồng tiền), đỏ đầu trái.

Nguyên nhân và biểu hiện bệnh hại thanh long

Bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Bào tử nấm gây bệnh nẩy mầm trên bề mặt tiếp xúc rồi xâm nhập vào trong mô gây hoại tử, bệnh gây hại cả trên thân, cành và quả thanh long. Bệnh gây hại làm cho cành thanh long bị sần sùi, vỏ trái thanh long mất thẩm mỹ.

Bệnh thán thư hay còn gọi là nấm đồng tiền, khi trái giai đoạn chuyển chín sẽ bị đốm đen to kích cỡ như đồng tiền. Bệnh thán thư thanh long do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, tấn công chủ yếu trên cành, đọt, nụ hoa, hoa và trái. Mầm bệnh thường tồn tại trong xác bã thực vật có sẵn trong vườn hoặc trên cành, nhánh, trái thanh long đã bị nhiễm bệnh.

Bệnh thối nhũn bông, trái thanh long do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi và nấm Rhizopus sp. (tác nhân thứ cấp) gây ra. Triệu chứng bệnh ban đầu là đỏ đầu trái sau đó thối nhũn. Bệnh thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn cây thanh long bắt đầu ra nụ, sau khi hoa nở và ở giai đoạn quả non. Bệnh do nấm, khuẩn tấn công sẽ phát tán và lây lan mạnh trong điều kiện môi trường thuận lợi, đó là vào mùa mưa ẩm độ cao, hoặc mưa nắng xen kẽ.

 

>>> Nhấn xem ngay: Lưu ý phục hồi cây sau khi thu hoạch thanh long

Cách phòng trừ bệnh hiệu quả và an toàn

Khi phát hiện bệnh chớm xuất hiện phải tiến hành xử lý ngay bằng cách áp dụng các sản phẩm thuốc BVTV có nguồn gốc hữu cơ, sinh học hoặc các loại thuốc nằm trong danh mục cho phép trên cây ăn trái. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ gặp khó khăn nhiều hơn, hiệu quả kinh tế cũng không cao. Cách tốt nhất là bà con nên tiến hành phòng bệnh. Thực tế hiện nay hầu hết bà con đều ý thức điều này, tuy nhiên vẫn còn một số bà con sử dụng thuốc BVTV độc hại, nhiều loại thuốc đã bị cấm trên thị trường, dẫn đến thanh long tồn lưu dư lượng cao, gây hại cho người sử dụng và cả bà con nông dân khi xử lý thuốc. Chưa kể một số thuốc sử dụng để phòng trừ bệnh thường để lại các vệt màu xanh trên cành, trái và không rửa sạch được; trái không sạch bóng thì thương lái sẽ không thu mua hoặc ép giá nên nguy cơ lỗ rất cao.

Bộ sản phẩm Agrilife 100SL & Envio 250SC giúp phòng trị hiệu quả bệnh đốm nâu, thán thư và đỏ đầu trái. Đây là bộ sản phẩm được phép sử dụng trên cây ăn trái, đáp ứng mô hình canh tác theo hướng Global GAP hoặc hữu cơ.

Agrilife 100SL với 3 hoạt chất hữu cơ tiên tiến gồm axit ascorbic, axit citric và axit lactic, có tác dụng tiếp xúc, lưu dẫn mạnh, cùng cơ chế tác động đặc biệt tăng tính thẩm thấu, phá vỡ màng tế bào nấm khuẩn, kể cả nấm khuẩn kháng thuốc, giúp khô nhanh vết bệnh, chặn đứng lây lan, giúp cây phục hồi nhanh chóng, lại không có dư lượng thuốc BVTV và không cần thời gian cách ly, phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ và Global GAP.

Envio 250SC với hoạt chất Azoxystrobin thế hệ mới, có độ độc thấp nhất – nằm trong nhóm 4 theo tiêu chuẩn WHO, có tác dụng nội hấp và lưu dẫn mạnh, tạo cơ chế phòng và trừ hữu hiệu nhiều loại bệnh hại trên các loại cây trồng.

Để phòng bệnh do nấm khuẩn gây hại thanh long, bà con sử dụng thuốc trừ bệnh hữu cơ Agrilife 100SL 20ml + Envio 250SC 20ml/ 16 lít vào giai đoạn nụ hoa, sau lặt râu 1 ngày và trái non 10 ngày (trong điều kiện áp lực bệnh thấp từ 7-10 ngày phun 1 lần, áp lực bệnh cao từ 3-5 ngày phun 1 lần).

Trước thu hoạch, bà con sử dụng sản phẩm Agrilife 100SL 20ml/16 lít nước giai đoạn trái lớn và trước khi hái 1-5 ngày.

Lưu ý phòng trừ bệnh hại trên cây thanh long khi thời tiết trái mùa

Bộ đôi sản phẩm Agrilife 100SL và Envio 250SC giúp phòng trị hiệu quả bệnh Đốm nâu, Thán thư, Đỏ đầu trái.

>>> Nhấn xem ngay thông tin về bộ đôi giải pháp giúp phòng trị hiệu quả bệnh đốm nâu, thán thư, đỏ đầu trái:

Lưu ý phòng trừ bệnh hại trên cây thanh long khi thời tiết trái mùa
ThanhLongBenh ND2

Xử lý bệnh theo kinh nghiệm nông dân

Giải pháp Hợp Trí trị bệnh hại thanh long
ThanhLongBenh HT2

Xử lý bệnh theo giải pháp Hợp Trí

>>> Nhấn xem ngay cách chăm sóc thanh long từ Hợp Trí.

HTR_MORE_IN_CATEGORY